Bác sĩ tư vấn về bệnh ung thư

Khi chính bạn hoặc người thân được chẩn đoán mắc bệnh ung thư, bạn có thể muốn biết tất cả mọi thứ về căn bệnh này. Chúng ta hãy cùng trò chuyện với các bác sĩ Khoa Ung bướu để giải đáp những thắc mắc về căn bệnh này.

bs-huong

ThS.BS Nguyễn Thị Minh Hương – Trưởng khoa Ung bướu – Singapore, Bệnh viện Thu Cúc.

1. Chào bác sĩ. Xin hỏi bác sĩ, hiện nay có bao nhiêu loại ung thư khác nhau?

Bác sĩ Chuyên khoa Ung bướu – Bệnh viện Thu Cúc: Hiện nay có khoảng 200 loại ung thư, nhưng có một số loại phổ biến và một số khác hiếm gặp hơn. Ở nam giới, 5 loại ung thư phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao nhất là: ung thư phổi phổi, dạ dày, gan, đại trực tràng và thực quản. Loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới là: ung thư vú, phổi, dạ dày, đại trực tràng và cổ tử cung.

2. Ung thư có thể gây tử vong không?

Ung thư ở giai đoạn sớm, ung thư có thể chữa khỏi hơn 90%. Tuy nhiên, nếu phát hiện muộn, ung thư có thể gây tử vong. Một số loại ung thư giết người bệnh bằng cách làm suy giảm các chức năng quan trọng của cơ thể; hoặc ung thư có thể đi qua một cơ quan, như phổi, vây xẹp phổi; ung thư cũng có thể gây tắc nghẽn trong hệ thống tiêu hóa, khiến cơ thể không thể hấp thu dinh dưỡng quan trọng; Ung thư cũng khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng như viêm phổi, khiến cơ thể không có khả năng chống chọi và dẫn tới tử vong.

3. Thưa bác sĩ, ung thư có những giai đoạn nào?

Hầu hết ung thư gồm 4 giai đoạn. Ở giai đoạn sớm, tiên lượng luôn tốt hơn những giai đoạn sau.

Giai đoạn 1: ung thư chưa lan ra ngoài vị trí ban đầu

Giai đoạn 2: khối u lớn hơn, tế bào ung thư có thể đã lan ra các hạch bạch huyết lân cận.

Giai đoạn 3: Tế bào ung thư xâm lấn các hạch bạch huyết khu vực xung quanh, và có thể đã xâm lấn các mô hoặc cơ quan lân cận.

Giai đoạn 4 (Di căn): Ung thư lan rộng và di căn tới cơ quan xa.

4. Nếu tôi mắc một loại ung thư, tôi có nguy cơ mắc các loại ung thư khác hay không?

cancer

Có hơn 200 loại ung thư khác nhau trên thế giới.

Nguy cơ của bạn tăng nhẹ, bởi trong quá trình điều trị ung thư, nếu bạn phải xạ trị (đặc biệt là đối với vú, tinh hoàn, ung thư da), nó thường gây thiệt hại cho cả các tế bào khỏe mạnh, làm tăng nhẹ nguy cơ phát triển bệnh ung thư thứ 2.

5. Tuổi tác có ảnh hưởng tới cơ hội sống sót không, thưa bác sĩ?

Thông thường, người trẻ có sức khỏe và hệ miễn dịch tốt hơn giúp chịu đựng điều trị tốt hơn. Tuy nhiên, nếu người lớn tuổi có sức khỏe tốt, cơ hội sống không khác nhau.

6. Chủng tộc, màu da có ảnh hưởng tới nguy cơ mắc ung thư?

Nói chung là không, mặc dù một số bệnh ung thư thường gặp ở những người da màu.

7. Bệnh ung thư có di truyền không?

Ung thư buồng trứng, đại tràng, vú và ung thư tử cung đã xác định được gen nhạy cảm. Mỗi gen chịu trách nhiệm cho một loại ung thư khác nhau. Tuy nhiên, có gen đột biến di truyền không có nghĩa là bạn sẽ mắc ung thư, nhưng sẽ làm tăng nguy cơ. Thực tế, có 10-15% trường hợp ung thư là do di truyền.

8. Sự khác biệt giữa ung thư nguyên phát và thứ phát là gì? 

ung-thu-di-can

Ung thư có thể di căn tới nhiều bộ phận xa của cơ thể.

Ung thư nguyên phát là nơi ung thư bắt đầu phát triển. Ung thư thứ phát là khi một số tế bào ung thư đã bị vỡ ra từ khối u nguyên phát, đi qua máu (hoặc hệ thống bạch huyết) đến một cơ quan khác trong cơ thể và bắt đầu phát triển.

Ung thư thứ phát được coi là bệnh ung thư tiên tiến và khó khăn hơn để điều trị. Thông thường, chúng ta không thể diệt trừ được bệnh, do tế bào ung thư có thể ở trong máu và sẽ phát triển ở nơi khác.

Nhưng các bác sĩ có thể quản lý bệnh với điều trị có thể làm chậm sự tăng trưởng của nó hoặc làm giảm bớt các triệu chứng của nó.

9. Tôi có thắc mắc là: tại sao ung thư không thể chữa khỏi bằng cấy ghép nội tạng? Như vậy, cơ quan bị ung thư sẽ được thay thế hoàn toàn bằng 1 cơ quan mới khỏe mạnh?

Cấy ghép không được sử dụng để điều trị ung thư ở các cơ quan, vì nếu các tế bào ung thư đã đi đến các bộ phận khác của cơ thể. Thậm chí, nếu loại bỏ cơ quan bị ung thư, các tế bào ung thư sẽ tiếp tục phát triển trên cơ quan mới.

Ngoài ra, bạn sẽ cần dùng thuốc chống thải ghép cho việc cấy ghép nội tạng. Điều này sẽ làm giảm hệ thống miễn dịch, khiến cơ thể không có khả năng chiến đấu với bệnh ung thư một cách tự nhiên.

10. Ung thư có lây từ người này sang người khác không?

Ung thư gây ra bởi những thay đổi trong tế bào của cơ thể, và đó là quá trình nội bộ. Chúng ta không thể lây nhiễm ung thư từ người khác.

11. Chế độ ăn uống và thể dục có tác dụng với người bệnh ung thư không?

Chế độ ăn uống có vai trò rất quan trọng, vì giúp hệ miễn dịch của người bệnh khỏe mạnh, giúp chống lại nhiễm trùng và nhanh chóng chữa lành.

Tập thể dục giúp người bệnh cảm thấy tốt hơn, cung cấp năng lượng và giúp tinh thần thoải mái.

12. Ung thư có ảnh hưởng tới khả năng có con sau này?

Điều này phụ thuộc vào loại điều trị người bệnh từng trải qua. Một số loại hóa trị và xạ trị có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Hãy trao đổi điều này với bác sĩ trước khi điều trị để được tư vấn về bảo toàn sinh sản, nếu có thể.

13. Tại sao một số bệnh ung thư không thể phẫu thuật?

Nếu khối u nằm ở vị trí nguy hiểm, như quá gần các mạch máu lớn hay các cơ quan, hoặc nếu nó đang phát triển quanh cột sống thì rất khó để phẫu thuật. Ngoài ra, những trường hợp được chẩn đoán muộn khi ung thư đã lan rộng thì cũng không thể phẫu thuật.

Ung thư máu hay ung thư tủy xương cũng không thể phẫu thuật, nhưng phương pháp điều trị khác như hóa trị, xạ trị, nội tiết tố hoặc các liệu pháp sinh học có thể được sử dụng.

14. Những loại ung thư có tỷ lệ sống tốt nhất?

Ung thư tinh hoàn, ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới và ung thư vú, ung thư tử cung ở phụ nữ có tỷ lệ sống tốt hơn vì thường được loại bỏ sớm.

15. Thưa bác sĩ, ung thư có gây đau đớn hay không?

Bác sĩ Chuyên khoa Ung bướu – Bệnh viện Thu Cúc: Điều này phụ thuộc vào nơi ung thư phát triển. Với đa số các bệnh ung thư, thời gian đầu, người bệnh không hề cảm thấy đau đớn. Chỉ khi, các khối u chèn ép cơ quan nào đó, ví dụ cột sống, đường thở, vv… có thể gây đau. Nếu bệnh ung thư đã lan đến xương, người bệnh có thể bị đau xương.

Chung tay với cộng đồng trong cuộc chiến phòng chống ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng các gói khám tầm soát ung thư phù hợp với nhiều đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khác nhau như: Gói tầm soát ung thư cơ bản, nâng cao dành cho cả nam và nữ, các gói tầm soát ung thư lẻ từng bộ phận.

Để đăng ký khám tầm soát ung thư, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 96 hoặc hotline 0904 970 909.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lưu ý: *Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ hoặc để được tư vấn cụ thể.
Lý do bạn nên chọn Bệnh viện Thu Cúc
  • form-tu-van-1
    01Xây dựng gói khám khoa học, phù hợp với nhiều đối tượng
  • form-tu-van-2
    02Đội ngũ bác sĩ đầu ngành ung bướu
  • form-tu-van-3
    03Tư vấn điều trị ung thư trực tiếp với bác sĩ Singapore
  • form-tu-van-4
    04Bệnh viện khách sạn hướng tới đạt chuẩn quốc tế
  • form-tu-van-5
    05Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại
  • form-tu-van-6
    06Dịch vụ đặt hẹn nhanh chóng, chăm sóc người bệnh chuyên nghiệp
Tầm soát: 0902 223 864
Điều trị: 0907 245 888