Ung thư và Carbohydrates
Glucose là nhiên liệu ưa thích của tế bào. Nó có thể chuyển đổi thành năng lượng nhanh hơn so với các chất dinh dưỡng khác. Khi glucose bị giới hạn, các tế bào bình thường trong cơ thể có thể chuyển hóa axit béo, ketone – một sản phẩm phụ từ quá trình chuyển hóa chất béo và axit amin, các khối xây dựng của protein.
Theo một bài báo được công bố trên số ra tháng 4 năm 2000 trên Tin tức Dinh dưỡng Khoa học, tế bào ung thư có sự trao đổi chất khác nhau. Hầu hết các tế bào này không có các enzyme cần thiết để chuyển hóa chất béo hay protein. Vì vậy, nó phụ thuộc vào glucose. Điều này có nghĩa là nếu bạn hạn chế carbohydrate – nguồn chính của glucose, bạn có thể làm cho các tế bào ung thư gặp khó khăn khi phân chia. Nếu không có glucose, các tế bào ung thư có thể bị chết.
Nghiên cứu về sữa và ung thư
Không có bằng chứng cho thấy rằng bệnh nhân ung thư thì không nên uống sữa. Tuy nhiên, theo một nghiên cứu được công bố trên số ra tháng 10 năm 2004 của Tại chí Y học Anh, có một mối liên hệ giữa chiều cao và ung thư vú. Người ta cho rằng uống nhiều sữa lúc nhỏ sẽ giúp tăng chiều cao, đồng thời tăng nguy cơ ung thư vú.
Estrogen và ung thư vú
Bệnh nhân ung thư vú vẫn có thể uống sữa, tuy nhiên các loại sữa đang sản xuất trên thị trường là một mối quan tâm. Sữa chủ yếu sản xuất từ những con bò đang mang thai để đảm bảo lượng sữa cao. Lượng estrogen cao từ những con bò này sẽ truyền qua sữa, do đó nó có khả năng sẽ thúc đẩy bệnh ung thư vú phát triển mạnh mẽ hơn. Người bệnh được khuyến khích nên uống sữa hữu cơ – loại sữa có ít estrogen.
Nghiên cứu về chế độ ăn uống thích hợp cho bệnh nhân ung thư
Bệnh viện Wurzburg ở Đức đã tiến hành các nghiên cứu lâm sàng trong năm 2007 với một chế độ ăn uống ketogenic, bao gồm hàm lượng tinh bột thấp, protein đầy đủ và chế độ ăn uống nhiều chất béo. Chế độ ăn uống này phù hợp trong việc điều trị ung thư. Trong hầu hết các trường hợp, các khối u không cơ cơ hội phát triển thêm.