Các bước tầm soát ung thư dạ dày cơ bản
Bước 1: Khám lâm sàng với bác sĩ Ung bướu
Mục đích của việc thăm khám ban đầu là giúp bác sĩ khai thác tiền sử bệnh cá nhân và các bệnh lý trong gia đình người bệnh. Từ đó, đánh giá nguy cơ mắc bệnh. Bác sĩ cũng tìm hiểu các triệu chứng bất thường của người bệnh (nếu có). Sau đó, đưa ra các chỉ định phù hợp.
Bước 2: Xét nghiệm máu
CA 72 – 4: CA 72-4 là tên viết tắt của kháng nguyên carbohydrate 72-4, còn có tên là glycoprotein. Bình thường chỉ số CA 72- 4 ở người khỏe mạnh sẽ nhỏ hơn 6,9 U/ ml; nhưng đối với người mắc bệnh ung thư dạ dày thì chỉ số này sẽ cao hơn 6,9 U/ml.
Đối với bệnh nhân mắc bệnh thì định lượng CA 72- 4 có độ đặc hiệu được chuẩn đoán trên 98% và độ nhạy chuẩn đoán khoảng từ 28 cho tới 80%. Nồng độ của chỉ số này liên quan tới các giai đoạn của bệnh vì vậy có thể thông qua nó để quan sát và tiến hành đánh giá tình trạng của bệnh nhân. CA 72-4 cũng có thể tăng ở một số bệnh lý khác. Do vậy, chỉ dựa vào riêng chỉ số CA 72-4 chưa thể kết luận ung thư dạ dày mà cần thực hiện các xét nghiệm khác.
Bước 3: Chẩn đoán hình ảnh
Nội soi dạ dày:
Đây là một trong các bước tầm soát ung thư dạ dày quan trọng nhất. Ở phương pháp này, bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi để đưa vào thực quản xuống đến dạ dày để quan sát bên trong. Nhờ nội soi dạ dày, có thể xác định vị trí, hình dạng, kích thước tổn thương dạ dày. Nếu nghi ngờ ung thư, bác sĩ sẽ lấy mẫu tổn thương để tiến hành sinh thiết. Nội soi dạ dày có thể là nội soi qua miệng không gây mê/gây mê hoặc nội soi qua đường mũi không đau, không khó chịu.
Sinh thiết:
Phương pháp này được tiến hành bằng cách dùng một dụng cụ chuyên dụng đưa vào dạ dày để lấy một mảnh nhỏ ở nơi có tổn thương tại niêm mạc dạ dày, sau đó tiến hành quan sát dưới kính hiển vi. Đây là thủ tục cần để chẩn đoán tế bào khối u có phải là ung thư hay không. Nó cũng được dùng nhằm đánh giá tình trạng và mức độ viêm dạ dày, chẩn đoán xem người bệnh có nhiễm vi khuẩn helicobacterpylori không.

Sinh thiết cổ tử cung có thể chẩn đoán xem người bệnh có nhiễm vi khuẩn helicobacterpylori hay không.
Chụp cắt lớp vi tính (CT):
Nếu nội soi phát hiện các dấu hiệu bất thường như khối u ở bên trong dạ dày thì bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân làm thêm chụp CT. Bác sĩ chủ yếu dựa vào các hình ảnh được chụp để đánh giá tình trạng thương tổn của dạ dày, sự xâm lấn của khối u đến các bộ phận xung quanh. Kích thước khối u, mức độ xâm lấn đến các cơ quan khác như gan, hạch, ổ bụng, ổ phúc mạc… cũng được xác định thông qua phim chụp CT.
Theo các bác sĩ Khoa Ung bướu, Singapore, Bệnh viện Thu Cúc, tất cả những người trưởng thành đều nên khám tầm soát ung thư dạ dày. Đặc biệt là:
- Người từ 40 tuổi
- Người nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori gây viêm loét và có thể gây ra tình trạng viêm mãn tính ở lớp niêm mạc dạ dày. Đây là nguyên nhân có thể dẫn tới thay đổi tiền ung thư và ung thư
- Người thường xuyên hút thuốc lá và lạm dụng bia rượu
- Người có tiền sử mắc bệnh hoặc gia đình có người mắc các bệnh như: ung thư dạ dày, thiếu máu ác tính, viêm dạ dày mãn tính và có polyp ruột, nhiễm virus Epstein-Bar…
Như vậy, việc tầm soát ung thư dạ dày – thực quản không chỉ giúp phát hiện sớm các tế bào ung thư dạ dày – thực quản mà còn có khả năng phát hiện được các bệnh tiêu hóa khác tiềm ẩn nguy cơ gây ung thư, từ đó các bác sĩ sẽ đưa ra phương án điều trị kịp thời.
- Đọc thêm vì sao phải tầm soát ung thư cổ tử cung tại website https://ungbuouvietnam.com/