Phẫu thuật là phương pháp điều trị tối ưu nhất để loại bỏ khối u ra ngoài cơ thể. Các phương pháp phẫu thuật ung thư đại trực tràng được áp dụng thường xuyên trong điều trị ung thư đại tràng, đặc biệt là giai đoạn sớm.
- Dễ nhầm lẫn ung thư đại trực tràng với bệnh tiêu hóa thông thường
- Điều trị ung thư trực tràng tái phát
Phương pháp phẫu thuật ung thư đại trực tràng
Việc lựa chọn phương pháp phẫu thuật ung thư đại trực tràng cho bệnh nhân sẽ phụ thuộc vào tình trạng phát triển, vị trí, mức độ xâm của khối u cũng như tình hình sức khỏe tổng thể của người bệnh. Thông thường, bệnh nhân ung thư đại trực tràng được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ đại trực tràng bằng nội soi hoặc mở ổ bụng:
Phẫu thuật mở ổ bụng: Phẫu thuật cắt bỏ đại trực tràng mở được thực hiện bằng cách tạo một đường rạch lớn ở bụng đến đại trực tràng. Sau đó bác sĩ phẫu thuật sẽ sử dụng các công cụ phẫu thuật từ các mô xung quanh và cắt ra một phần của đại tràng hoặc toàn bộ đại tràng.
Phẫu thuật nội soi: Đối với bệnh nhân ung thư đại trực tràng ở những giai đoạn đầu, khối u có thể được loại bỏ bằng phẫu thuật nội soi. Đây là kỹ thuật can thiệp ít xâm hại nhất, phần đại trực tràng có chứa khối u sẽ được loại bỏ qua những đường mổ nhỏ khoảng 1,5 cm. Một ống nội soi được gắn với camera truyền hình ảnh phóng đại trên màn hình, các dụng cụ được đưa qua một vết rạch nhỏ khác để thực hiện phẫu thuật loại bỏ một phần đại tràng và các hạch bạch huyết.
Phẫu thuật nội soi có vết mổ nhỏ hơn, do đó bệnh nhân ít bị đau hơn và nhanh bình phục. Tuy nhiên, các trường hợp có thể phẫu thuật nội soi không nhiều, hoặc trong quá trình phẫu thuật nội soi phải tiến hành mở ổ bụng do phát hiện các khối u không thể loại bỏ bằng nội soi.
Hậu môn nhân tạo: Trong một số trường hợp như khối u lớn chặn hoặc làm thủng đại tràng, bệnh nhân sẽ được đặt một ống thông để giúp đại tràng được thông và giảm tắc nghẽn. Nếu không thể đặt ống thông thì bệnh nhân cần làm phẫu thuật ngay lập tức. Tuy nhiên thay vì kết nối lại các phân đoạn của đại tràng, đầu cuối của đại tràng được gắn vào một lỗ (lỗ thoát) trong da của bụng để đào thải các chất thải (được gọi là hậu môn nhân tạo).
Thông thường, bệnh nhân chỉ sử dụng hậu môn nhân tạo trong một thời gian nhất định. Khi điều kiện cho phép, thủ thuật gắn đầu của đại tràng trở lại với nhau hoặc nối lại hồi tràng đến đại tràng sẽ được thực hiện để gỡ bỏ hậu môn nhân tạo. Chỉ ở một số ít trường hợp, bệnh nhân phải sử dụng hậu môn nhân tạo vĩnh viễn. Khi được đặt hậu môn nhân tạo, người bệnh sẽ được hướng dẫn về cách sử dụng cũng như cách giải quyết các vấn đề có thể phát sinh với hậu môn nhân tạo sau khi xuất viện.
Tác dụng phụ của các phương pháp phẫu thuật đại trực tràng
Tác dụng phụ của phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ phẫu thuật và sức khỏe nói chung của một người trước khi phẫu thuật. Tác dụng phụ thường gặp là đau và buồn nôn, người bệnh không thể ăn trong một vài ngày. Vấn đề ít phổ biến khác có thể bao gồm chảy máu nghiêm trọng, gây thiệt hại đến các cơ quan lân cận, và nhiễm trùng. Tuy nhiên, hầu hết các tác dụng phụ đều biến mất trong thời gian ngắn.

TS.BS Zee Ying Kiat là bác sĩ Singapore nổi tiếng trong điều trị ung thư đường tiêu hóa, hiện đang hợp tác tại Bệnh viện Thu Cúc.
Khoa Ung bướu – Bệnh viện Thu Cúc với cơ sở vật chất hiện đại, cùng đội ngũ bác sĩ Singapore giỏi, đội ngũ bác sĩ trong nước giàu kinh nghiệm và tận tâm, là nơi gửi gắm hy vọng của nhiều bệnh nhân ung thư. Bệnh viện hoạt động trong các lĩnh vực sau:
- Phác đồ điều trị ung thư chuẩn 100% Singapore
- Phẫu thuật ung thư và u lành
- Điều trị hóa chất với các loại thuốc tốt nhất, được nhập khẩu chính hãng
- Điều trị chăm sóc giảm nhẹ cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối
- Tầm soát các bệnh ung thư với quy trình thăm khám nhanh chóng, thuận tiện
- Tư vấn về phòng ngừa, chăm sóc và điều trị bệnh ung thư.
Để đăng ký khám và điều trị với bác sĩ Singapore tại Khoa ung bướu – Phòng khám chuyên gia Singapore, Bệnh viện Thu Cúc, vui lòng liên hệ: 0907 245 888.