Ung thư phổi là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở Việt Nam cũng như trên thế giới. Ở giai đoạn cuối, chữa khỏi bệnh là điều không thể, do vậy mục đích chính là kiểm soát bệnh, chăm sóc giảm nhẹ bởi giai đoạn này, người bệnh gặp rất nhiều triệu chứng như đau, mệt mỏi, ăn uống kém, vv… Chưa kể đến những tác dụng phụ do điều trị gây ra. Chính vì vậy, việc chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối đúng cách sẽ giúp hỗ trợ điều trị, tăng kết quả, duy trì sức khỏe và kéo dài thời gian sống của người bệnh.

Ung thư phổi là căn bệnh có sự xuất hiện của những tế bào ác tính trong phổi.
Ung thư phổi là căn bệnh có sự xuất hiện của những tế bào ác tính trong phổi, chúng phát triển một cách bất thường không chịu sự kiểm soát của cơ thể và tập hợp với nhau tạo thành khối u ác tính – ung thư. Điều trị ung thư phổi có thể bao gồm biện pháp phẫu thuật, hóa trị, xạ trị đơn thuần hoặc kết hợp với nhau.
Cách chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối phụ thuộc vào loại ung thư, phác đồ điều trị và thể trạng của người bệnh. Do vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi đưa ra kế hoạch chăm sóc cụ thể.
Chế độ ăn uống
Ở giai đoạn cuối, sau khi điều trị bằng hóa trị, sức khỏe của người bệnh sẽ yếu đi nhiều, đặc biệt là hệ tiêu hóa. Do các tế bào niêm mạc dạ dày, ruột bị tổn hại nghiêm trọng, dẫn tới tình trạng buồn nôn, ói mửa kéo dài. Trong thời gian này, người bệnh nên:

Người bệnh nên ăn những thực phẩm dễ tiêu hóa, có dạng lỏng và ít chất xơ.
- Chia nhỏ lượng thức ăn mà mình sử dụng thành nhiều bữa trong ngày, ăn nhạt và nên bổ sung thêm các loại thực phẩm dễ tiêu hóa, có dạng lỏng và ít chất xơ như: cháo, bánh mì mềm, súp, cơm nhão, cá, chuối…
- Cần bổ sung đầy đủ các chất đạm, chất sắt và vitamin có trong thực phẩm như: thịt gà, trứng gà, soup, khoai tây, thịt nạc, rau củ, trái cây tươi…
- Chọn những loại thực phẩm ít hoặc tốt nhất là không có dầu mỡ. Ngoài ra, người bệnh nên tránh thực phẩm chiên nướng, ướp muối, thịt chế biến sẵn, những loại thực phẩm quá cay nóng hay thực phẩm thô, cứng… Người có triệu chứng đầy hơi, táo bón nên thay sữa tươi thành sữa chua trong chế độ ăn.
Môi trường xung quanh
Cần sắp xếp cho bệnh nhân một căn phòng thoáng khí, mát mẻ , đủ ánh sáng, sạch sẽ, tránh làm bệnh nhân khó thở. Nên nhắc nhở người bệnh không nên ra ngoài đến nơi có nhiều khói bụi như ở ngoài đường mà chỉ nên đi lại hoặc tập luyện nhẹ nhàng tại nơi có không khí trong lành nhiều cây xanh.
Tâm lý người bệnh

Người chăm sóc cần phải an ủi, chia sẻ với bệnh nhân.
Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối thường thất bất an, lo lắng, cáu gắt, tuyệt vọng… Thế nên, người chăm sóc cần phải an ủi, chia sẻ với bệnh nhân để họ không cảm thấy tủi thân, lạc quan, yêu đời và vui sống hơn.
Như vậy, việc chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp người bệnh giảm bớt đau đớn và kéo dài sự sống. Cần có một chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bệnh nhân kèm theo sự quan tâm về mặt tinh thần từ phía những người xung quanh. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì về bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối cũng như cần đặt lịch khám và điều trị ung thư, bạn vui lòng đặt lịch qua đường dây nóng tư vấn ung thư: 0907245888.