Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư sử dụng các loại thuốc để ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư, bằng cách tiêu diệt các tế bào ung thư hoặc bằng cách ngăn chặn các tế bào phân chia. Tuy vậy, trong quá trình điều trị ung thư bằng hóa trị, hàm lượng dinh dưỡng cần thiết cho người bệnh có thể không được đáp ứng đầy đủ bởi những tác dụng phụ của hóa trị như ảnh hưởng đến răng miệng, mệt mỏi, đau, sốt, cũng như nhiều triệu chứng có thể xảy ra trong và sau các quá trình điều trị hóa trị ung thư. Sau đây, các chuyên gia về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư tại Bệnh viện Thu Cúc sẽ cung cấp thông tin về chế độ ăn cho người bệnh ung thư trong quá trình điều trị hóa trị.
Cách kiểm soát triệu chứng để đảm bảo chế độ ăn đầy đủ sau hóa trị:
- Mất cảm giác ngon miệng (biếng ăn) nên thử một số lời khuyên sau:
+ Ăn 6 bữa nhỏ và thường xuyên trong suốt cả ngày
+ Lên sẵn kế hoạch thực đơn hàng ngày
+ Chuẩn bị các bữa ăn trước
+ Chú ý đến dinh dưỡng trong từng món ăn– lựa chọn các loại thực phẩm chứa nhiều protein
+ Ăn bữa sáng có chứa ít nhất 1/3 nhu cầu calo của bạn
+ Luôn có sẵn đồ ăn vặt trên tay bất kì lúc nào
+ Ăn thức ăn có mùi hấp dẫn
+ Mùi nấu ăn có thể được giảm thiểu bằng cách:
- Nướng đồ ăn ngoài trời
- Dùng quạt bếp khi nấu ăn
- Chuẩn bị thực phẩm lạnh hoặc cùng nhiệt độ phòng thay vì thức ăn nóng
- Gọi đồ ăn sẵn
+ Hãy thử các món ăn mới vì khẩu vị ăn có thể thường xuyên thay đổi
- Khi cảm giác buồn nôn nên điều chỉnh như sau:
Thức ăn cần tránh
+ Thức ăn nóng, cay
+ Các loại thực phẩm chiên và dầu mỡ
+ Thực phẩm đường và rất ngọt
+ Các suất ăn lớn và món nhiều canh
+ Thức ăn có nhiều mùi
+ Ăn uống quá nhanh
+ Uống đồ uống trong bữa ăn
+ Nằm xuống sau khi ăn
Chế độ ăn uống nên thử:
+ Ăn trước khi điều trị ung thư
+ Ăn đồ ăn khô như bánh quy giòn, bánh mì nướng suốt cả ngày
+ Ăn nhạt, thức ăn mềm, dễ tiêu hóa thay vì bữa ăn nặng
+ Từ từ nhâm nhi đồ uống suốt cả ngày
+ Ngồi hoặc nằm và nâng phần trên cơ thể lên trong một giờ sau khi ăn
+ Súc miệng trước và sau ăn
+ Ngậm đá, bạc hà hoặc kẹo cứng để giữ miệng luôn mát
+ TV, âm nhạc hoặc đọc sách làm mất tập trung có thể hữu ích trong khi ăn
- Khi tiêu chảy
Thức ăn cần tránh:
+ Thức ăn nóng, cay
+ Thực phẩm nhiều chất xơ
+ Các loại thực phẩm béo, chiên hay dầu mỡ
+ Nhiều đồ tráng miệng
+ Các loại hạt, hột, trái cây khô
Đồ uống nên tránh:
+ Các loại đồ uống quá nóng hoặc quá lạnh
+ Đồ uống có chứa caffeine (cà phê, trà, cola và sô cô la)
+ Đồ uống có chứa các sản phẩm sữa
Chế độ ăn uống nên thử:
+ Ăn canh, súp, đồ uống điện phân, chuối, và hoa quả đóng hộp để giúp thay thế muối và lượng kali bị mất do tiêu chảy,
+ Tránh họ cải như bông cải xanh, súp lơ và bắp cải
+ Uống nhiều chất lỏng cả ngày, đồ uống có cùng nhiệt độ phòng có thể được hấp thụ tốt hơn,
+ Hạn chế các sản phẩm từ sữa cho đến khi vấn đề được giải quyết
+ Hạn chế bánh kẹo không đường được làm từ sorbitol
+ Uống 1 cốc nước sau mỗi lần đi vệ sinh
- Khi táo bón
Táo bón được định nghĩa là đi đại tiện ít hơn 3 lần mỗi tuần. Đây là vấn đề rất phổ biến cho bệnh nhân ung thư và có thể dẫn đến thiếu nước hoặc chất xơ trong chế độ ăn uống; nguyên nhân từ thiếu hoạt động thể chất, phương pháp điều trị chống ung thư như hóa trị và các loại thuốc.
Chế độ ăn uống nên thử:
+ Tăng lượng chất xơ ví dụ như trái cây, rau, ngũ cốc nguyên hạt
+ Uống nhiều chất lỏng ít nhất 8-10 ly
+ Trong một số trường hợp, một chế độ ăn uống ít chất xơ có thể thích hợp với sự gia tăng chất lỏng
+ Tham gia một số hoạt động thể chất nếu được phép
+ Tất cả các phương pháp điều trị táo bón khác
- Khi khô miệng
Chăm sóc răng miệng:
+ Thử giải pháp nước súc miệng; trộn ½ – 1 muỗng cà phê muối hoặc baking soda với 1 ly nước. Sử dụng 4-5 lần mỗi ngày
+ Tránh các loại nước súc miệng có chứa cồn
Chế độ ăn uống nên thử:
+ Ăn thức ăn mềm có kèm nước sốt, nước thịt
+ Ăn kẹo cao su để kích thích nước bọt
+ Ăn món tráng miệng đông lạnh hoặc khoai tây chiên lạnh
+ Giữ nước tiện dụng mọi lúc để làm ẩm miệng
+ Tránh các loại thực phẩm đồ uống có chứa nhiều đường
+ Dùng ống hút
- Khi lở miệng (viêm miệng)
Lở miệng có thể dẫn đến viêm nhiễm, chảy máu, gây ra khó khăn trong ăn uống. Bằng cách lựa chọn các loại thực phẩm nhất định và chăm sóc tốt răng miệng, bệnh nhân có thể ăn uống dễ dàng hơn.
Chế độ ăn uống nên thử:
+ Ăn thức ăn mềm, xay nhuyễn hoặc ăn uống nhiều chất lỏng để giảm quá trình nhai
+ Tránh các loại sản phẩm từ cam quýt và cà chua
+ Tránh các thức ăn thô hoặc khô như bánh quy giòn, bánh mì nướng, rau sống….
+ Tránh các thức ăn có nhiều gia vị cay hoặc mặn
+ Tránh các thức ăn có nhiều axit như giấm, dưa chua….
+ Cố gắng tối đa hóa lượng calo và protein, duy trì bổ sung chất dinh dưỡng
- Khi bị thay đổi khẩu vị
Bệnh nhân trải qua hóa trị thường phàn nàn về những thay đổi khẩu vị ăn của họ đặc biệt là cảm giác vị đắng. Việc bất ngờ không muốn ăn một số thực phẩm nhất định có thể xảy ra.
Chế độ ăn uống nên thử:
+ Súc miệng với nước trước khi ăn
+ Thử các loại trái cây họ cam quýt như cam, quýt, chanh, bưởi trù khi bị lở miệng
+ Ăn nhiều bữa nhỏ và thức ăn vặt tốt cho sức khỏe nhiều lần trong ngày
+ Ăn bất kỳ khi nào cảm thấy đói tốt hơn là ăn vào các bữa chính
+ Sử dụng dụng cụ bằng nhựa nên thức ăn có mùi vị kim loại
+ Thịt thường có vị đắng, thay thế bằng thịt gà, cá, trứng và pho mát
+ Thử các loại thức ăn chay nhiều protein như gluten, đậu phụ, các loại đậu
+ Ăn thịt cùng với thức ăn ngọt như nước sốt nam việt quất, mứt hoặc nước sốt táo
- Khi lượng tế bào máu trắng (bạch cầu) thấp
Bệnh nhân có số lượng tế bào máu trắng thấp có nguy cơ gia tăng nhiễm trùng cao. Những gợi ý sau đây có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng khi lượng tế bào máu trắng thấp:
+ Luôn luôn kiểm tra thời hạn sử dụng của thực phẩm trước khi mua và sử dụng
+ Trữ thức ăn trong tủ lạnh, ko để thức ăn ở nhiệt độ phòng
+ Thức ăn nấu ngay sau khi rã đông
+ Chỉ giữ thức ăn thừa trong tủ lạnh trong vòng 2 giờ và ăn sau khi nấu chính trong vòng 24 giờ
+ Giữ thức ăn nóng luôn nóng và thức ăn nguội luôn nguội
+ Tránh các loại trái cây và rau quả bị mốc, hư hỏng
+ Tránh các loại đậu hũ nén đã mở nắp
+ Nấu chín các loại thịt, gia cầm và cá. Tránh ăn trứng sống, cá sống
+ Mua thực phẩm đóng gói theo phần để tránh các thực phẩm dư thừa.
+ Tránh salad và buffet khi ăn ngoài
+ Tránh nơi đông đúc và có những người có bệnh nhiễm trùng
+ Vệ sinh cá nhân tốt
Hỗ trợ dinh dưỡng
Ăn qua đường miệng là phương pháp được ưa chuộng và nên được sử dụng bất kỳ lúc nào có thể, nhưng một số bệnh nhân có thể không có khả năng thực hiện bất kỳ hoặc tất cả thức ăn bằng miệng do biến chứng từ ung thư hoặc điều trị ung thư. Có thể bao gồm những bệnh nhân ung thư đầu, cổ, thực quản hoặc dạ dày. Một bệnh nhân có thể ăn bằng cách sử dụng dinh dưỡng qua đường ruột (ăn qua ống). Công thức dinh dưỡng hoàn chỉnh sẽ được kiểm soát, công thức phụ thuộc vào nhu cầu của bệnh nhân và phương pháp ăn uống.
Trường hợp cần thêm thông tin chi tiết và mong muốn được hỗ trợ về dinh dưỡng, bạn có thể liên hệ với bác sỹ dinh dưỡng ung thư hoặc liên hệ với Bệnh viện Thu Cúc theo số liên lạc: 0907.245.888