Đậu nành có làm tăng nguy cơ ung thư
Đậu nành và ung thư vú
Đậu nành tự nhiên có chứa isoflavone, một loại estrogen thực vật có cấu trúc tương tự như estrogen. Do đó nhiều người cho rằng ăn đậu nành có thể làm tăng nguy cơ mắc một số loại bệnh ung thư nhất định. Vì estrogen có liên quan tới sự phát triển của các bệnh ung thư nhạy cảm với estrogen như ung thư vú.
Tuy nhiên theo Hiệp hội Ung thư Mỹ (American Cancer Society), isoflavone trong đậu nành có thể hoạt động như estrogen nhưng đồng thời cũng có đặc tính kháng estrogen. Một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng những người thường xuyên ăn đậu nành sẽ có nguy cơ ung thư vú thấp hơn.
Cụ thể một nghiên cứu được công bố trên tờ American Journal of Clinical Nutrition về khẩu phần đậu nành ở 9.500 phụ nữ được chẩn đoán bị ung thư vú tại Mỹ và Trung Quốc. Kết quả cho thấy, tiêu thụ các isoflavone, chủ yếu có trong đậu nành đã làm giảm đáng kể nguy cơ tái phát ở những bệnh nhân ung thư vú xâm lấn.

Các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo rằng mặc dù đậu nành có tác dụng đối với bệnh ung thư vú nhưng chị em phụ nữ không nên lạm dụng.
Tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng khuyến cáo rằng mặc dù đậu nành có tác dụng đối với bệnh ung thư vú nhưng chị em phụ nữ không nên lạm dụng. Tốt nhất là ăn với lượng vừa phải và không nên dùng những loại thuốc bổ sung isoflavone.
Đậu nành có thể làm giảm nguy cơ của các bệnh ung thư khác
Đậu nành chứa nhiều chất xơ và một chế độ ăn giàu chất xơ có thể làm giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư, bao gồm ung thư đại trực tràng.
Nghiên cứu ở những bệnh nhân bị ung thư tuyến tiền liệt còn sống cho thấy ăn các loại thức ăn được chế biến từ đậu nành có thể làm giảm nồng độ PSA. PSA là một loại protein được tạo ra chủ yếu ở tuyến tiền liệt và bình thường trong máu chỉ có 1 lượng nhỏ PSA. Những người có PSA tăng cao có thể là dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt.
Trong số nam giới mắc ung thư tuyến tiền liệt ở các giai đoạn khác nhau, những người thường xuyên uống sữa đậu nành có nồng độ PSA tăng với tốc độ chậm hơn.
Tuy nhiên mức độ tác động của isoflavone lại khác nhau trong nhiều trường hợp. Các nhà khoa học cho rằng có thể gen hoặc quá trình chuyển hóa của mỗi người ảnh hưởng tới tác động của isoflavone trong việc làm giảm nồng độ PSA.
- Tìm hiểu thêm thông tin đau bụng trên bên phải tại website https://ungbuouvietnam.com/