Điều trị nhắm mục tiêu ung thư buồng trứng

Điều trị nhắm mục tiêu là phương pháp điều trị nhắm vào các đặc tính cụ thể của tế bào ung thư để tiêu diệt chúng và không gây tổn hại đến các tế bào lành. Mỗi loại điều trị nhắm mục tiêu hoạt động theo cách khác nhau nhưng nhìn chung đều làm thay đổi cách thức tế bào ung thư phát triển, phân chia, tự hồi phục hoặc tương tác với những tế bào khác.
dieu-tri-nham-muc-tieu

So với hóa trị, điều trị nhắm mục tiêu nhắm chính xác tới tế bào ung thư, do đó hạn chế đáng kể tác dụng phụ.

Một số loại thuốc điều trị nhắm mục tiêu trong ung thư buồng trứng:

Bevacizumab

Bevacizumab (Avastin®) thuộc nhóm thuốc được gọi là chất ức chế sự hình thành mạch. Bởi vì để ung thư phát triển và lây lan cần các mạch máu mới để nuôi dưỡng các khối u (được gọi là sự hình thành mạch).  Thuốc này liên kết với một chất có tên là VEGF, là tín hiệu hình thành mạch máu mới, từ đó làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của bệnh ung thư.

Bevacizumab

Bevacizumab (Avastin®) thuộc nhóm thuốc được gọi là chất ức chế sự hình thành mạch

Trong nghiên cứu, Bevacizumab đã được chứng minh có thể thu nhỏ khối u hoặc làm chậm sự phát triển của bệnh ung thư biểu mô buồng trứng. Kết quả thử nghiệm cho thấy Bevacizumab hoạt động hiệu quả hơn khi kết hợp với hóa trị, làm tăng trưởng của khối u.

Bevacizumab thường được đưa vào cơ thể qua đường tiêm tĩnh mạch (IV) 2 – 3 tuần/lần.

Khi sử dụng thuốc Bevacizumab người bệnh có thể sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như huyết áp cao, mệt mỏi, chảy máu, giảm lượng bạch cầu, nhức đầu, loét miệng, chán ăn hoặc tiêu chảy.

Olaparib

Olaparib (Lynparza™) còn được gọi là chất ức chế PARP. Thuốc được sử dụng để điều trị ung thư biểu mô buồng trứng giai đoạn cuối. Bởi vì dựa trên đặc tính ức chế con đường hoạt động của gen BRCA (có thể gây ung thư buồng trứng hoặc ung thư vú) nên tại thời điểm này Olaparib chỉ được áp dụng cho các bệnh nhân mang gen đột biến BRCA. Do đó trước khi bắt đầu điều trị, các bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm để xác định xem người bệnh có mang gen đột biến BRCA hay không.

Olaparib

Olaparib (Lynparza™) còn được gọi là chất ức chế PARP

Trong nghiên cứu loại thuốc này có tác dụng thu nhỏ hoặc làm ngừng lại sự phát triển của khối u ở những bệnh nhân bị ung thư buồng trứng giai đoạn cuối.

Thuốc được đưa vào cơ thể bằng đường uống với liều lượng 2 lần/ngày.

Các tác dụng phụ khi điều trị ung thư buồng trứng bằng thuốc Olaparib thường là buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi, ăn không ngon, đau cơ và khớp. Đôi khi người bệnh có thể gặp phải một số tác dụng phụ nghiêm trọng như hội chứng loạn sản tụy và bệnh bạch cầu meloid cấp tính.

Ngoài ra còn có một số loại thuốc điều trị nhắm mục tiêu khác hiện vẫn đang được nghiên cứu.

Để đặt lịch thăm khám và điều trị ung thư, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi theo đường dây nóng 0907.245.888.

https://ungbuouvietnam.com/

Chuyên mục: Ung thư buồng trứng

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lưu ý: *Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ hoặc để được tư vấn cụ thể.
Lý do bạn nên chọn Bệnh viện Thu Cúc
  • form-tu-van-1
    01Xây dựng gói khám khoa học, phù hợp với nhiều đối tượng
  • form-tu-van-2
    02Đội ngũ bác sĩ đầu ngành ung bướu
  • form-tu-van-3
    03Tư vấn điều trị ung thư trực tiếp với bác sĩ Singapore
  • form-tu-van-4
    04Bệnh viện khách sạn hướng tới đạt chuẩn quốc tế
  • form-tu-van-5
    05Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại
  • form-tu-van-6
    06Dịch vụ đặt hẹn nhanh chóng, chăm sóc người bệnh chuyên nghiệp
Tầm soát: 0902 223 864
Điều trị: 0907 245 888