Ung thư phổi là gì
- Ung thư phổi là gì
- Nguyên nhân gây ung thư phổi
- Dấu hiệu ung thư phổi
- Ung thư phổi có mấy giai đoạn
- Ung thư phổi giai đoạn đầu
- Ung thư phổi giai đoạn 2
- Ung thư phổi giai đoạn 3.
- Ung thư phổi giai đoạn 4
- Điều trị bệnh ung thư phổi.
- Ung thư phổi nên ăn gì
- Thực phẩm có nhiều chất đạm
- Rau xanh, nước ép trái cây
- Uống trà xanh.
- Ăn nhiều bữa nhỏ
- Đủ chất xơ
- Chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi
- Theo dõi sức khỏe người bệnh
- Phòng nhiễm khuẩn.
- Tăng cường dinh dưỡng.
- Chăm sóc về tinh thần
- Chăm sóc ho, giảm khó thở và đau.
- Chữa ung thư phổi ở đâu tốt nhất
Nguyên nhân gây ung thư phổi
Khi phát hiện ra mình mắc bệnh ung thư phổi, nhiều người thường thắc mắc rằng tôi không hút thuốc lá, không rượu bia vậy tại sao vẫn mắc bệnh. Đọc ngay các nguyên nhân có thể dẫn đến ung thư phổi dưới đây để hiểu biết thêm:

Hút thuốc là nguyên nhân chính gây ra ung thư phổi
- Hút thuốc lá: hút thuốc lá, kể cả thụ động là một trong những nguy cơ hàng đầu gây bệnh ung thư phổi. Nhiều nghiên cứu khảo sát bệnh nhân mắc ung thư phổi đã chỉ ra, 90% người mắc có liên quan đến hút thuốc lá, 24% người mắc bắt nguồn từ hút thuốc thụ động.
- Sợi Amiang: đây là vật liệu chính để sản xuất tấm lợp fibro xi măng. Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, mỗi năm thế giới có khoảng 41 nghìn người mắc ung thư phổi chết chất độc hại này.
- Khí radon: đây là chất ô nhiễm không khí, một loại khí phóng xạ tự nhiên tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
- Yếu tố di truyền: chưa có nghiên cứu nào chỉ ra ung thư phổi mang yếu tố di truyền. Tuy nhiên, những người có người thân mắc ung thư phổi có nguy cơ mắc cao hơn những người bình thường.
- Biến chứng một số bệnh lý của phổi: viêm phổi mạn tính, lao phổi đều có thể làm tổn thương tăng nguy cơ mắc ung thư phổi.
Dấu hiệu ung thư phổi
Những dấu hiệu và triệu chứng dễ nhận biết nhất của bệnh ung thư phổi bạn phải biết:
- Đường hô hấp: ho, ho ra máu, thở khò khè, khó thở
- Triệu chứng toàn thân: sụt cân, mệt mỏi, sốt, móng tay dùi trống.
- Chèn ép nhiều sang các cơ quan kề bên: đau ngực, đau xương, tắc nghẽn tĩnh mạch chủ trên, khó nuốt.
Ung thư phổi có mấy giai đoạn
Khi bạn đến thăm khám tại các bệnh viện, Bác Sĩ sẽ cho bạn biết luôn về giai đoạn ung thư hiện tại của bạn. Dưới đây chúng tôi sẽ nói rõ thêm về các giai đoạn trong ung thư phổi:
Ung thư phổi giai đoạn đầu
Chúng ta đều biết, dù bất kì là bệnh gì nếu phát hiện sớm là khả năng điều trị khỏi bệnh là điều rất dễ hiểu. Tuy nhiên, ung thư phổi ở giai đoạn đầu biểu hiện chưa rõ ràng và thường bị nhầm lẫn với bệnh khác nên rất khó phát hiện ra.

Hình ảnh ung thư phổi giai đoạn đầu
Khoảng 20% bệnh nhân ung thư phổi phát hiện ra từ giai đoạn đầu, đa phần khi phát hiện ra đã ở giai đoạn cao các tế bào ung thư đã di căn dẫn nên việc điều trị bệnh vô cùng khó khăn.
Ung thư phổi giai đoạn 2
Ở giai đoạn 2 của ung thư phổi có tỉ lệ điều trị thành công hiện đang khá cao so với các giai đoạn sau.
Biểu hiện ung thư phổi giai đoạn 2:
- Ho nhiều, cơn ho kéo dài theo từng cơn, ho ra đờm đôi khi lẫn cả máu.
- Thường xuyên thấy khó thở hoặc thở khò khè.
- Hiện tượng đau, tức ngực ngày càng gia tăng.
- Giọng nói có sự thay đổi rõ rệt khàn, đục hơn. Thậm chí có thể làm mất giọng nói.
- Hạch bạch huyết to, sưng tấy ở cổ, bẹn, nách.
- Chán ăn, ăn không ngon, có hiện tượng sút cân nhanh.
- Một số người có thể bị sốt, mệt mỏi, yếu ớt, xanh xao.
Ung thư phổi giai đoạn 2 sống được bao lâu
Bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn 2 nếu được phát hiện thì tỉ lệ chữa khỏi và sống trên 5 năm có thể lên tới 70%. Tuy nhiên, tỉ lệ này còn phụ thuộc vào sức đề kháng cũng như tuổi tác của bệnh nhân. Bệnh nhân ở độ tuổi càng trẻ thì khả năng chữa khỏi bệnh sẽ nhiều hơn so với người cao tuổi.
Ung thư phổi giai đoạn 3.
Đa số bệnh nhân đều được phát hiện ra khi ở giai đoạn 3, lúc này tỉ lệ điều trị không được cao vì tế bào ung thư đã di căn khá mạnh mẽ đến khu vực khác.

Hình ảnh ung thư phổi giai đoạn 3
Biểu hiện ung thư phổi giai đoạn 3.
- Giọng nói bị thay đổi, khàn đặc tiếng…
- Đau nhức cột sống lưng, đau ngực, bả vai…
- Khó thở, ăn khó nuốt, ho ra máu…
Ung thư phổi giai đoạn 3 sống được bao lâu
- Ung thư phổi giai đoạn 3A: các tế bào ung thư đã xâm lấn tại chỗ. Tiên lượng sống cho bệnh nhân giai đoạn này là 15 tháng.
- Ung thư phổi giai đoạn 3B: Các tế bào ung thư đã bắt đầu di căn đến các vùng xung quanh. Tiên lượng sống cho người bệnh là 13 tháng.
Ung thư phổi giai đoạn 4
Ung thư phổi giai đoạn cuối thường lây lan tới não vô cùng nguy hiểm. Nó sẽ khiến não bị phá hủy, các dây thần kinh và phần khác bị chèn ép.

Hình ảnh ung thư phổi giai đoạn cuối
Biểu hiện ung thư phổi giai đoạn cuối.
- Nuốt cảm giác rất khó khăn, đau đớn.
- Khó thở, khàn giọng, ho ra máu, ho thường xuyên và liên tục hơn.
- Tức ngực, thở gấp, thở dồn, thở không điều.
- Bị trầm cảm, chán ăn, mất ngủ, đau ngực, đau lưng, đau vai, cánh tay, mặt bị phù, mi mắt bị sụp.
- Thường xuyên bị sốt kéo dài.
Ung thư phổi giai đoạn cuối chữa được không
Hầu như khi đến giai đoạn này các bệnh nhân không còn cách nào để điều trị, vì tế bào ung thư đã lan rộng ra khắp cơ thể.
Điều trị bệnh ung thư phổi.
Tùy thuộc vào kích thước khối u, tình trạng tiến triển bệnh và thể trạng của mỗi bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định những phương pháp điều trị cụ thể.

Liệu pháp nhắm trúng đích trong điều trị ung thư phổi
- Phẫu thuật: là phương pháp điều trị thường được áp dụng cho các bệnh nhân giai đoạn 1 và giai đoạn 2, khi các tế bào ung thư phát triển chưa lan rộng ra các hạch bạch huyết. Sau điều trị ung thư giai đoạn 1, bệnh nhân có khoảng gần 50% cơ hội sống.
- Xạ trị: có thể được thực hiện trước hoặc sau phẫu thuật. Xạ trị tiêu diệt hoặc làm nhỏ kích thước các tế bào ung thư.
- Hóa trị: đây là phương pháp điều trị toàn thân sử dụng phương pháp dùng thuốc gây độc để tiêu diệt tế bào ung thư.
- Điều trị nhắm đích: Dùng thuốc nhắm tới các tế bào ung thư phổi cụ thể để tiêu diêt, tránh ảnh hưởng tới các mô lành
Ung thư phổi nên ăn gì
Thực phẩm có nhiều chất đạm
Người bị ung thư phổi thường họ ra máu dẫn đến tình trạng thiếu máu, suy nhược cơ thể. Vì vậy, người nhà nên cho người bệnh ăn nhiều thực phẩm có đạm như sữa ít béo, sản phẩm từ sữa gồm phô mai, sữa chua… các món súp từ thịt gà, thịt bò…
Rau xanh, nước ép trái cây
Rau xanh và các loại nước ép trái cây rất tốt cho sức khỏe người bệnh bởi người bị ung thư phổi thường phải điều trị rất nhiều loại thuốc nên tác dụng phụ gặp là không ít.
Uống trà xanh.
Bệnh nhân ung thư phổi nên uống ít nhất 2 tách trà xanh mỗi ngày vì thức uống này gấp gần 500 lần so với các nguồn chất chống ôxy hóa vitamin C.
Ăn nhiều bữa nhỏ
Ăn các bữa ăn nhỏ trong suốt cả ngày sẽ giúp bệnh nhân được cung cấp đủ lượng protein, carbohydrates cũng như các chất dinh dưỡng khác.
Đủ chất xơ
Bổ sung các loại thực phẩm nhiều chất xơ trong chế độ ăn hàng ngày như bột yến mạch và ngũ cốc nguyên hạt sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
Chăm sóc bệnh nhân ung thư phổi
Đối với bệnh nhân ung thư phổi quá trình chăm sóc đóng vai trò quan trọng trong điều trị cũng như sự phục hồi của người bệnh.
Theo dõi sức khỏe người bệnh
Nếu người bệnh có ho khan hay ho có đờm, quan sát màu sắc, tính chất của đờm. Người bệnh có chán ăn hoặc thích ăn món gì. Kiểm tra tình trạng người bệnh có khó thở không? ho có đờm lẫn máu, đau ngực, tức ngực..
Phòng nhiễm khuẩn.
Cần khuyên và hướng dẫn người bệnh không đến những nơi ô nhiễm, đồng thời duy trì hệ thống thoáng gió tại phòng bệnh. Phòng ở của bệnh nhân cần được sạch sẽ thoáng mát, không có quá nhiều ánh nắng hoặc gió lùa.
Tăng cường dinh dưỡng.
Chế độ ăn giàu đạm, tăng calo, nhiều vitamin. Cho người bệnh ăn nhiều bữa, thức ăn lỏng dễ tiêu như: cháo thịt, súp, sữa, hoa quả… Cần kiêng đồ cay như tiêu, ớt, bột cari, rượu, kiêng đồ ngậy béo như lạc, hồ đào, đồ hun nướng…
Chăm sóc về tinh thần
Quan tâm diễn biến tâm lý bệnh nhân để phát hiện bất thường. Giải thích những thắc mắc của người bệnh để người bệnh không lo lắng.
Chăm sóc ho, giảm khó thở và đau.
Dùng thuốc theo y lệnh: long đờm, khí dung, giãn phế quản. Hướng dẫn người bệnh hít sâu, thở đều bằng mũi, dặn bệnh nhân tập trung chú ý vào hơi thở giúp dễ thở hơn.
Chữa ung thư phổi ở đâu tốt nhất
Luôn đồng hành cùng người bệnh trong cuộc chiến chống ung thư, Khoa Ung bướu – Phòng khám Chuyên khoa Singapore – Ung bướu Việt Nam, đã xây dựng gói tầm soát và thực hiện điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi với một số ưu điểm:
- Đội ngũ bác sĩ hàng đầu ung bướu trên 30 năm kinh nghiệm
- Bệnh viện hợp tác toàn diện với đội ngũ bác sĩ Singapore trong điều trị ung thư. Với ung thư phổi, bác sĩ trực tiếp đảm nhận điều trị là TS.BS Lim Hong Liang.
- Trang thiết bị y tế hiện đại cho kết quả chính xác nhất, không gian bệnh viện thân thiện tạo tâm lý cho người bệnh khi điều trị.
- Bệnh viện áp dụng thanh toán thẻ BHYT và các loại thẻ bảo hiểm khác theo đúng quy định của Nhà nước, giúp tiết kiệm chi phí cho người bệnh.
- Để đặt lịch khám, hay quan tâm tới gói tầm soát ung thư phổi hoặc nhận thêm thông tin tư vấn, vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 55 88 96