Xin chào Bệnh viện Thu Cúc. Bố tôi mới trải qua phẫu thuật ung thư phổi giai đoạn 1, hiện giờ đang được chăm sóc tại nhà. Xin hỏi bác sĩ dinh dưỡng cho người ung thư phổi sau phẫu thuật cần chú ý những gì? Cảm ơn bác sĩ đã tư vấn.
Nguyên Thảo – Nam Định
Trả lời:
Chào bạn,
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới chuyên mục tư vấn scc@thucuchospital.vn, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:
Dinh dưỡng cho người ung thư phổi sau phẫu thuật cần hết sức lưu ý để chọn những thực phẩm tốt giúp người bệnh mau phục hồi sức khỏe, tránh những thực phẩm có hại.
Bệnh nhân ung thư phổi nên và không nên ăn những thực phẩm sau đây:
– Ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh.
– Ăn nhiều tinh bột (khoai tây, gạo, mì ống, rau) và chất xơ
– Chọn thực phẩm ít chất béo và cholesterol.
– Ăn ít muối hoặc natri.
– Cắt giảm đường và đồ ngọt.
Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư phổi sau phẫu thuật
Trái cây và rau quả: Các loại trái cây và rau quả chứa Vitamin A, E, C, D giúp phục hồi chức năng của 1 số cơ quan. Vitamin E giúp bệnh nhân giảm nguy cơ tái phát ung thư phổi. Táo, cam, hoa quả khô cung cấp chất xơ, có ích cho các hoạt động tiêu hóa. Do đó, rau quả và trái cây nên chiếm 30% khẩu phần ăn hàng ngày.
Thịt nạc, thịt gia cầm không da được khuyến khích có trong chế độ ăn uống của người bệnh sau phẫu thuật.
Thịt: Thịt nạc, cá, gà không da, thịt gia cầm nên bao gồm trong chế độ ăn uống để đáp ứng về nhu cầu protein. Do những thực phẩm này có chứa chất béo và cholesterol nên chế độ ăn uống hàng ngày của người bệnh nên hạn chế khoảng 15% khẩu phần hàng ngày.
Đối phó với các tác dụng phụ sau phẫu thuật ung thư phổi
Đối với hầu hết bệnh nhân, ăn uống là một vấn đề khó khăn do các tác dụng phụ của điều trị gây ra. Khắc phục những triệu chứng này sẽ giúp bệnh nhân hấp thu đầy đủ dinh dưỡng cần thiết.
Đối phó với chứng buồn nôn: Nhiều bệnh nhân bị giảm cân trong giai đoạn hậu phẫu. Đa số bệnh nhân hấp thu thiếu dinh dưỡng và bị buồn nôn, do tác dụng phụ của một số loại thuốc giảm đau. Để đối phó với vấn đề này, người bệnh nên ăn lượng thức ăn nhỏ, và ăn nhiều lần trong ngày.
Đối phó với táo bón: Táo bón là do người bệnh thiếu hoạt độngg thể chất, uống ít nước và ăn ít chất xơ. Người bệnh ung thư phổi thường bị táo bón trầm trọng hơn khi dùng thuốc giảm đau và sắt. Để cải thiện, bệnh nhân nên ăn nhiều trái cây tươi và chất xơ, uống 6-8 ly nước mỗi ngày.
Để được tư vấn về ung thư, hay đặt lịch khám và điều trị, bạn vui lòng đặt lịch qua đường dây nóng: 0907245888.