Những đốm trắng nhỏ trên lưỡi tưởng chừng vô hại nhưng lại có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư lưỡi.
Nguyên nhân ung thư lưỡi
Ung thư lưỡi xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó có vấn đề vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến lưỡi bị nhiễm khuẩn dẫn đến viêm nhiễm. Ngoài ra, thói quen uống rượu bia, hút thuốc lá, ăn trầu, ăn nhiều dưa muối, cà muối, cá muối… được xem là những yếu tố nguy cơ. Các tổn thương này tiến triển đến một mức độ nào đó sẽ trở thành ung thư.
Dễ nhầm lẫn giữ ung thư lưỡi và nhiệt miệng

Ung thư lưỡi dễ nhầm lẫn với nhiệt miệng
Ung thư khoang miệng trong đó có ung thư lưỡi là 1 trong 10 bệnh ung thư thường gặp nhất ở Việt Nam. Tuy là loại ung thư dễ dàng quan sát được nhưng phần lớn bệnh nhân đến khám ở giai đoạn tổn thương ung thư đã lan rộng. Bệnh dễ bị bỏ qua bởi những tổn thương khiến người bệnh nhầm lẫn.
Những vết loét nhỏ ở miệng, nhiệt lưỡi, loét niêm mạc là những triệu chứng phổ biến của ung thư lưỡi. Tuy nhiên, không ít bệnh nhân chủ quan cho rằng mình chỉ bị nóng trong người nên uống thuốc nam, thuốc bắc cho mát. Khi thấy các đốm trắng nhiều hơn, sinh hoạt và ăn uống bị cản trở, người bệnh mới đi khám. Lúc này, việc điều trị trở nên khó khăn hơn nhiều.

Hầu hết các bệnh nhân khi thấy các đốm trắng nhiều hơn, sinh hoạt và ăn uống bị cản trở mới đi khám.
Điều trị ung thư lưỡi
Nếu phát hiện và điều trị ung thư lưỡi ở giai đoạn đầu, tỉ lệ sống sau 5 năm lên đến 85%. Khi khối u đã xâm lấn, tỉ lệ sống chỉ còn dưới 50%. Tuy nhiên, hầu hết các ca ung thư lưỡi đều nhập viện muộn, khối u xâm lấn gần hết lưỡi và khoang miệng đến mức không nói, không ăn được. Lúc đó, phải cắt lưỡi, sàn miệng, nhiều trường hợp phải cắt cả xương hàm, răng, nạo vét họng… với rất nhiều tổn thương nhưng chưa chắc đã cứu được.
Để đăng ký khám và điều trị ung thư với bác sĩ Singapore tại Khoa ung bướu – Phòng khám chuyên gia Singapore, Bệnh viện Thu Cúc, vui lòng liên hệ: 0907 245 888.