Trong điều trị ung thư, buồn nôn và nôn là tác dụng phụ thường gặp có ảnh hưởng lớn đến việc bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân. Đặc biệt, đối với các bệnh ung thư đường tiêu hóa như ung thư dạ dày, gan, thực quản… thì triệu chứng này còn gây ảnh hưởng còn lớn hơn. Bởi vậy, việc giải quyết tình trạng buồn nôn và nôn cho bệnh nhân ung thư đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả điều trị và tăng cường sức khỏe cho bệnh nhân.
Một số phương pháp điều trị như hóa trị, xạ trị có thể tác động đến hệ tiêu hóa gây cảm giác buồn nôn và nôn khiến bệnh nhân không ăn uống được, mất nước, mất cân bằng điện giải và nghiêm trọng hơn là khiến người bệnh không đủ sức khỏe để đáp ứng liệu pháp điều trị. Không chỉ vậy, buồn nôn và nôn còn có thể khiến bệnh nhân có tâm lý lo lắng, sợ hãi và chán nản. Để giúp bệnh nhân giảm triệu chứng này để hoàn thành quá trình điều trị, có thể áp dụng một số phương pháp sau:
- Không nên ăn trong vòng ít nhất là 2 giờ trước và sau khi hóa trị.
- Bệnh nhân nên giữ tinh thần thoải mái, bởi khi lo lắng dễ khiến phản ứng tới đại tràng gây cảm giác buồn nôn.
- Nên chia bữa ăn hằng ngày thành nhiều bữa nhỏ, ăn chậm, không ăn quá no và không cố ép ăn khi không muốn.
- Hạn chế ăn thực phẩm quá nóng, nên ăn thức ăn lạnh hoặc ấm để giảm bớt mùi của thức ăn.
- Thường xuyên chế biến thực phẩm phong phú, chọn thực phẩm bệnh nhân thích ăn để tăng cảm giác ngon miệng;
- Nên ăn đồ ăn lỏng, tránh ăn quá ngọt, ngấy, cay, hoặc thức ăn có mùi khó chịu.
- Trước và sau bữa ăn bệnh nhân có thể thực hiện một số vận động thích hợp như đi bộ, nếu cảm thấy buồn nôn nên để bản thân nên thư giãn và hít thở sâu.
- Để đảm bảo quá trình điều trị hóa chất, bệnh nhân nên ăn bữa sáng trước 6 giờ và ăn tối trước 7 giờ để kéo dài thời gian tiêu thụ thức ăn, giảm phản ứng, tăng hấp thụ thức ăn.
- Nếu người bệnh buồn nôn khi nằm, nên thường xuyên súc miệng và giữ vệ sinh răng miệng để tránh có đồ ăn rơi vào khí quản.
- Đối với bệnh nhân bị nôn thường xuyên cần lưu ý bổ sung chất lỏng, nếu cần thiết có thể tiêm tĩnh mạch để duy trì cân bằng nước và điện giải.

Người nhà bệnh nhân cần chú ý những triệu chứng bất thường khác ở người bệnh và thông báo cho bác sĩ kịp thời.
Bên cạnh đó, người nhà bệnh nhân cần chú ý đến số lượng và tính chất các lần nôn của bệnh nhân, nếu cần thiết có thể để lại một số lượng nhỏ để tiến hành xét nghiệm. Nếu tình trạng nôn của bệnh nhân kéo dài liên tục và ảnh hưởng nghiêm trọng tới dinh dưỡng và sức khỏe, phải kịp thời thông báo cho bác sĩ bởi đây có thể do nguyên nhân tắc ruột hoặc kích thích màng não. Trường hợp này bệnh nhân cần được điều trị kịp thời.
Trong sinh hoạt, người nhà cần giữ không khí thoải mái, thường xuyên trò chuyện để giúp bệnh nhân vượt qua căng thẳng, lo lắng và các cảm xúc tiêu cực khác, đồng thời động viên người bệnh về tầm quan trọng của chế độ ăn uống. Bệnh nhân có tinh thần và tâm lý thoải mái sẽ góp phần giảm thiểu các tác dụng phụ, duy trì sức đề kháng cho cơ thể và đảm bảo hiệu quả của liệu pháp điều trị.
Để được tư vấn về ung thư, hay đặt lịch khám và điều trị, bạn vui lòng đặt lịch qua đường dây nóng tư vấn ung thư: 0907245888 hoặc liên hệ trực tiếp qua địa chỉ dưới đây để được hỗ trợ tốt nhất.
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc
Khoa Ung bướu – Phòng khám chuyên gia Singapore
286 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0907.245.888
Email: scc@thucuchospital.vn