Virus hpv có lây từ mẹ sang con không
Tuy nhiên, theo các bác sĩ, khả năng này là rất thấp. Hơn nữa, mẹ bị nhiễm HPV khi mang thai sẽ không ảnh hưởng gì đến sự phát triển của thai nhi. Mặc dù vậy, những phụ nữ bị nhiễm HPV đang mong có con thì nên cho bác sĩ biết về tình trạng của mình. Bác sĩ có thể yêu cầu làm thêm các xét nghiệm khác, chẳng hạn xét nghiệm Pap để phát hiện xem có bất thường ở cổ tử cung hay không, đồng thời tư vấn cho người bệnh cách theo dõi chặt chẽ, bởi nhiều trường hợp, tế bào thay đổi nhanh có thể xảy ra trong thai kỳ.
Phụ nữ mang thai bị nhiễm HPV

Những phụ nữ mang thai bị nhiễm HPV có thể cần làm xét nghiệm Pap để xem các tế bào cổ tử cung có phát triển bất thường hay không.
Mẹ bị nhiễm HPV không thể gây sẩy thai, sinh non, hoặc các biến chứng khi mang thai. Ngoài ra, nguy cơ lây truyền virus cho em bé được xem là rất thấp. Ngay cả khi trẻ sinh ra bị nhiễm HPV từ mẹ, thông thường cơ thể trẻ có khả năng tự đẩy lùi virus.
Ở một số phụ nữ mang thai bị nhiễm HPV, những thay đổi mô cổ tử cung có thể tăng trong thời kỳ mang thai. Nếu có thể, các bác sĩ trì hoãn điều trị, bởi vì nó có thể dẫn đến sinh non và chờ tới khi người mẹ sinh con an toàn mới tiến hành điều trị.
Lưu ý sau khi sinh con
Nếu xét nghiệm Pap bất thường trong quá trình mang thai, sau khi sinh, người mẹ cần thực hiện lại xét nghiệm Pap. Đôi khi, những thay đổi tế bào cổ tử cung biến mất sau khi sinh con và không cần điều trị. Đôi khi, mụn cóc sinh dục cũng biến mất. Nếu không, các bác sĩ có thể khuyên bạn nên điều trị sau khi sinh con.
- Bạn CẦN BIẾT nguyên nhân nhiễm virus hpv tham khảo tại https://ungbuouvietnam.com/