Sàng lọc ung thư gan bao gồm kiểm tra hình ảnh và xét nghiệm máu. Tùy thuộc vào kết quả, người bệnh có thể phải thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên sâu khác.

Trong giai đoạn đầu, ung thư gan thường không có triệu chứng rõ ràng. Đó là lý do tại sao những người có nguy cơ cao mắc bệnh cần phải kiểm tra tầm soát ung thư gan định kỳ hàng năm.
Trong giai đoạn đầu, ung thư gan thường không có triệu chứng rõ ràng. Đó là lý do tại sao những người có nguy cơ cao mắc bệnh cần phải kiểm tra tầm soát ung thư gan định kỳ hàng năm.
Ung thư gan càng được phát hiện sớm thì cơ hội điều trị thành công càng cao. Do đó các tổ chức y tế uy tín trên thế giới đưa ra lời khuyên những người nằm trong nhóm có nguy cơ cao mắc bệnh nên kiểm tra tầm soát ung thư gan ít nhất 6 tháng hoặc 1 năm 1 lần.
Những người có nguy cơ cao bị ung thư gan bao gồm:
- Đàn ông từ 40 tuổi trở lên mắc bệnh viêm gan B và xơ gan.
- Phụ nữ từ 50 tuổi trở lên mắc bệnh viêm gan B và xơ gan.
- Người bị viêm gan B và gia đình có tiền sử mắc ung thư gan.
- Người bị viêm gan C
Ngoài ra những người bị xơ gan cũng nên kiểm tra tầm soát ung thư gan thường xuyên.
Sàng lọc ung thư gan: Siêu âm và xét nghiệm máu

Siêu âm gan là kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh được sử dụng phổ biến nhất trong tầm soát ung thư gan.
Siêu âm gan là kỹ thuật chẩn đoán bằng hình ảnh được sử dụng phổ biến nhất trong tầm soát ung thư gan. Qua hình ảnh siêu âm các bác sĩ có thể phát hiện các khối u hình thành trong gan.
Phương pháp siêu âm có thể áp dụng cho mọi đối tượng, kể cả trẻ em mà không ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.
Siêu âm thường được thực hiện kết hợp với xét nghiệm alpha-fetoprotein (AFP). AFP là một loại protein trong hoàn cảnh bình thường được tiết ra từ tế bào gan chưa trưởng thành của thai nhi và thường biến mất sau khi sinh. Sự hiện diện của protein này trong máu của người lớn có thể là một dấu hiệu cảnh báo ung thư nhất định, bao gồm cả ung thư gan.
Một số chuyên gia cho rằng xét nghiệm AFP không phải lúc nào cũng chính xác. Tuy nhiên nếu phát hiện thấy nồng độ AFP trong máu và có khối u ở gan, người bệnh cần cân nhắc thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu. Trong trường hợp mặc dù kết quả siêu âm bình thường nhưng xét nghiệm cho thấy có nồng độ AFP trong máu cao, bệnh nhân cũng cần phải tiến hành các xét nghiệm chẩn đoán chi tiết hơn.
Các xét nghiệm chẩn đoán bằng hình ảnh khác bao gồm chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp cộng hưởng từ (MRI) và Angiography.
Sinh thiết gan
Sinh thiết được thực hiện để khẳng định chẩn đoán. Trong sinh thiết gan, các bác sĩ sẽ lấy ra một mẫu mô nhỏ trong gan của người bệnh. Sau đó mẫu mô này sẽ được quan sát dưới kính hiển vi để xác định các tế bào ung thư.
Có 3 loại sinh thiết gan bao gồm: sinh thiết kim, sinh thiết nội soi và sinh thiết phẫu thuật. Tùy theo tình hình cụ thể của người bệnh, các bác sĩ sẽ áp dụng một trong số các loại sinh thiết này.
Người bệnh cũng có thể được yêu cầu thực hiện các xét nghiệm bổ sung khác như xét nghiệm kiểm tra chức năng gan, chức năng thận và các xét nghiệm về đông máu nhằm đánh giá hoạt động của gan và các cơ quan khác. Những xét nghiệm này cũng giúp bác sĩ xác định được khả năng đáp ứng với phẫu thuật hoặc hóa trị, xạ trị của người bệnh.
Đối với những người bị viêm gan B hoặc viêm gan C mạn tính, xơ gan, gia đình có tiền sử mắc ung thư gan, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về tần suất thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư gan.
Hiện nay, khoa Ung bướu – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc được trang bị đầy đủ thiết bị y tế hiện đại bậc nhất giúp tầm soát ung thư hiệu quả như máy chụp cắt lớp MSCT 64 lát cắt giúp tầm soát ung thư nhanh chóng chính xác, marker ung thư, hệ thống phòng lab xét nghiệm vi sinh cao cấp…. Tất cả nhằm mục đích tầm soát và chẩn đoán ung thư. Khi phát hiện ung thư hoặc nghi ngờ ung thư, người bệnh sẽ được hội chẩn với chuyên gia từ Singapore tại Bệnh viện Thu Cúc.
Để đăng ký khám và điều trị ung thư với bác sĩ Singapore tại Khoa ung bướu – Phòng khám chuyên gia Singapore, Bệnh viện Thu Cúc, vui lòng liên hệ: 0907 245 888.