Nguyên nhân của bệnh ung thư phổi
-
Thuốc lá
Thói quen hút thuốc lâu dài có thể khiến các tế bào biểu mô phế quản sinh ra vẩy trồi lên biểu mô. Theo thời gian, những vẩy ung thư biểu mô tế bào này sẽ phát triển dần lên thành ung thư. Tỉ lệ mắc ung thư phổi ở nam giới cao hơn nữ cũng phần lớn là do nam giới có thói quen hút thuốc lá. Tuy nhiên, nữ giới cũng có thể mắc bệnh và nguyên nhân ung thư phổi ở nữ có thể là do hút thuốc lá thụ động hoặc các yếu tố nguy cơ khác.
Nguy cơ mắc bệnh đối với những người hút thuốc lá thụ động tăng lên từ 20 – 30% trong khi đối với những người làm việc trong môi trường có khói thuốc là 16 – 19%.
-
Khí Radon
Radon là một loại khí không màu, không mùi được tạo ra từ hoạt động phân rã chất phóng xạ Radi là sản phẩm phân rã của Urani và được tìm thấy trong lớp vỏ trái đất. Các sản phẩm phân rã của quá trình phóng xạ ion hóa vật chất di truyền, gây ra những sự đột biến mà đôi khi chuyển đổi thành ung thư.
-
Amiăng
Amiăng là loại chất có thể gây ra nhiều loại bệnh ở phổi khác nhau, trong đó có ung thư phổi. Hút thuốc lá và Amiăng có ảnh hưởng kết hợp trong việc dẫn tới sự hình thành ung thư phổi. Đối với những người hút thuốc có tiếp xúc với Amiăng, nguy cơ mắc bệnh tăng tới 45 lần. Ngoài ra Amiăng còn có thể gây ra ung thư màng phổi, được gọi là u trung biểu mô màng phổi (khác với ung thư phổi).
-
Ô nhiễm không khí
Theo ước tính, ô nhiễm không khí ngoài trời là nguyên nhân của 1 – 2% số trường hợp mắc ung thư phổi.
Không khí nơi sống hoặc làm việc bị ô nhiễm sẽ khiến chúng ta dễ mắc các bệnh về phổi trong đó có ung thư phổi. Công nhân làm việc có tiếp xúc amiăng, công nghiệp hóa dầu, công nghiệp nhựa, khí đốt hoặc những công việc tiếp xúc với quá trình luyện thép, ni-ken, crôm và khí than… cũng có nhiều nguy cơ bị ung thư phổi.
-
Di truyền
Khoảng 8% số ca ung thư phổi có nguyên nhân tới từ các yếu tố di truyền. Một người có quan hệ họ hàng với người bị ung thư phổi thì nguy cơ mắc bệnh sẽ tăng lên 2,4 lần. Điều này khả năng là do sự kết hợp gen. Tính đa hình của các nhiễm sắc thể 5, 6 và 15 có tác động đến nguy cơ mắc ung thư phổi.
-
Nguyên nhân khác
Ngoài các nguyên nhân kể trên, còn nhiều yếu tố gây ung thư phổi khác như các chất (hóa học), nghề nghiệp, và kiểu tình trạng tiếp xúc với môi trường.
Ung thư phổi triệu chứng thế nào?

Ho khan, ho kéo dài, khó lý giải nguyên nhân hoặc ho có đờm trắng/nhiều đờm, có khi có bội nhiễm; khó thở, ho ra máu, ho đờm… cảnh báo ung thư phổi
Triệu chứng ung thư phổi giai đoạn đầu thường không rõ ràng. Đến giai đoạn tiến triển, người bệnh có thể thấy: ho khan, ho kéo dài, khó lý giải nguyên nhân hoặc ho có đờm trắng/nhiều đờm, có khi có bội nhiễm; khó thở, ho ra máu, ho đờm… Nhiều bệnh nhân ung thư phổi có biểu hiện đau đầu do bệnh đã di căn não, hoặc đau xương sống, sườn do di căn xương.
Bệnh ung thư phổi sống được bao lâu phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tuổi tác, giai đoạn phát hiện bệnh, loại ung thư, thể trạng người bệnh… Càng phát hiện sớm, khả năng chữa khỏi bệnh càng cao.
Để đăng ký khám và điều trị ung thư tại Khoa ung bướu – Phòng khám chuyên gia Singapore, Bệnh viện Thu Cúc, vui lòng liên hệ: 0907 245 888.