Thuốc lá nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư.
Thuốc lá là một trong các nguyên nhân chính gây ra các bệnh không truyền nhiễm. Cụ thể, tính chung trên thế giới, thuốc lá gây ra 90% các trường hợp ung thư phổi, 75% các trường hợp phổi tắc nghẽn mạn tính và 25% các trường hợp bệnh tim thiếu máu cục bộ. Theo ước tính ở Hoa Kỳ, thuốc lá là nguyên nhân của khoảng 30% các trường hợp tử vong do bệnh ung thư.
Không chỉ người hút bị nguy hiểm mà người hút thuốc thụ động cũng hưởng độc không kém. Hút thuốc thụ động là hít phải (hay còn gọi là phơi nhiễm) khói thuốc từ đầu điếu thuốc đang cháy hoặc khói thuốc do người hút thuốc phả ra. Khói thuốc chứa hàng nghìn các hóa chất, trong đó ít nhất là 250 chất gây ung thư hay chất độc hại. Hút thuốc thụ động có thể gây ung thư phổi, các bệnh về tim mạch, ung thư vú, bệnh động mạch vành, xơ vữa động mạch, gây các triệu chứng kích thích đường hô hấp, tăng nguy cơ đẻ non và trẻ nhẹ cân.
Lối sống , môi trường sống ô nhiễm.
Ngoài thuốc lá, có nhiều yếu tố khác làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi. Một số yếu tố nguy cơ có thể thay đổi, chẳng hạn như yếu tố nguy cơ về lối sống hoặc môi trường. Một số yếu tố khác không thể sửa đổi, chẳng hạn như các yếu tố di truyền hay tuổi tác.
- Những người có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi: cha, mẹ, anh trai hoặc em gái bị ung thư phổi làm tăng nguy cơ mắc bệnh cho các thành viên còn lại.
- Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ ung thư phổi: ô nhiễm có thể bao gồm khói khí thải công nghiệp, phương tiện giao thông, khói, bụi.
- Những người làm việc trong ngành xây dựng và hóa chất: có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn. Đó là do tiếp xúc với các chất như amiăng, asen, crôm, niken, bồ hóng và hắc ín có thể gây ung thư phổi. Nguy cơ mắc bệnh tăng theo thời gian phơi nhiễm và tăng cao hơn nếu họ hút thuốc lá.
- Tiếp xúc với radon: Radon là một loại khí phóng xạ không thể nhìn thấy, ngửi hoặc nếm. Radon có thể làm tổn thương các tế bào phổi, tự nhiên hình thành trong đất và đá. Những người làm việc trong các mỏ có thể tiếp xúc với radon. Ở một số vùng, radon có thể được tìm thấy trong nhà, thấm qua các vết nứt trên sàn nhà, tường hoặc nền móng.
Phòng ngừa ung thư phổi
Có 1 hoặc nhiều yếu tố nguy cơ kể trên không có nghĩa là bạn sẽ bị ung thư phổi. Nhiều người có ít nhất 1 yếu tố nguy cơ nhưng không mắc ung thư, trong khi có những trường hợp mắc ung thư có thể không có yếu tố nguy cơ nào được biết đến. Điều quan trọng nhất là mọi người cần chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân, chủ động khám tầm soát ung thư phổi định kỳ, đặc biệt là người từ 40 tuổi và có 1 hoặc nhiều yếu tố nguy cơ kể trên.
Chung tay với cộng đồng trong cuộc chiến phòng chống ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng các gói khám tầm soát ung thư phù hợp với nhiều đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khác nhau như: Gói tầm soát ung thư cơ bản, nâng cao dành cho cả nam và nữ, các gói tầm soát ung thư lẻ từng bộ phận trong đó có gói tầm soát ung thư phổi – phát hiện sớm ung thư từ khi chưa có triệu chứng.