Virus u nhú ở người HPV là virus phổ biến với 40 loại ảnh hưởng tới bộ phận sinh dục. Nhiễm HPV trong thời gian dài còn làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Vậy nguyên nhân nhiễm virus HPV là gì?
HPV là gì?
Human Papilloma virus viết tắt là HPV là virus gây u nhú ở người. Có khoảng 30 loại HPV lây lan qua đường tình dục. Mỗi loại được đặt tên với một số, theo thứ tự của các khám phá. Nhiễm HPV có thể gây ra mụn cóc sinh dục hoặc thay đổi tế bào rất nhỏ ở cổ tử cung thậm chí là ung thư cổ tử cung.

HPV là virus gây u nhú ở người, lây nhiễm qua đường tình dục.
Theo thống kê, ít nhất 50% dân số trong độ tuổi sinh hoạt tình dục có nguy cơ bị nhiễm HPV vào một thời điểm nào đó trong đời. Nam hay nữ đều có khả năng nhiễm HPV. Virus này chủ yếu lây truyền qua đường tình dục.
Nguyên nhân nhiễm virus HPV?
Nhiễm HPV xảy ra khi virus xâm nhập vào cơ thể qua một vết cắt, mài mòn hoặc vết rách nhỏ ở lớp ngoài của da của bộ phận sinh dục.
Nguyên nhân nhiễm virus HPV thường là: quan hệ tình dục qua đường hậu môn và tiếp xúc da với da ở khu vực bộ phận sinh dục. Một số trường hợp HPV gây tổn thương đường hô hấp bằng miệng hoặc hô hấp trên do quan hệ tình dục bằng miệng. Nếu chưa từng quan hệ tình dục thì khả năng mắc HPV sẽ giảm đi đáng kể, nhưng không có nghĩa là không bị nhiễm vì ngoài đường tình dục, HPV có thể lây qua các đường khác như tiếp xúc da kề da, có vết trầy xước trong trường hợp dùng chung quần áo, dụng cụ cắt móng tay…

HPV có thể lây nhiễm qua đường tình dục
Mẹ bị nhiễm HPV cũng có thể lây truyền cho trẻ sơ sinh qua đường âm đạo khi đứa trẻ được sinh ra. Sự tiếp xúc này có thể gây ra nhiễm trùng HPV ở bộ phận sinh dục của bé hoặc hệ thống hô hấp trên.
Làm gì khi nhiễm virus HPV?
Khi bị kết luận nhiễm HPV, cần làm xét nghiệm HPV định type để biết rõ loại HPV mắc phải:
- Nếu nhiễm HPV nguy cơ thấp (HPV 6, 11, 40, 42, 43, 44, 53, 54, 61, 72, 73 và 81) và đã có xuất hiện mụn cóc sinh dục thì cần đến các cơ sở y tế uy tín điều trị bệnh sớm. Các phương pháp điều trị là: các phương pháp vật lý (đốt laser, hoặc đốt điện, áp lạnh) và các thuốc bôi tại chỗ.
- Nếu đã nhiễm HPV nguy cơ cao (HPV 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59 và 68) thì cần thực hiện xét nghiệm Pap thường xuyên hơn người bình thường để theo dõi tế bào ở cổ tử cung, nhằm phát hiện sớm sự thay đổi này, hoặc ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm, để được điều trị có hiệu quả.
Phòng ngừa HPV thế nào?

Tầm soát ung thư cổ tử cung giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung từ khi chưa có triệu chứng
Các bác sĩ khuyến cáo, trẻ gái từ 9-26 tuổi nên tiêm vắc xin phòng ngừa HPV sớm và có đời sống tình dục lành mạnh. Bên cạnh đó, nữ giới cần chủ động khám phụ khoa định kỳ, làm xét nghiệm PAP (Pap’s smear) nhằm tầm soát sớm ung thư cổ tử cung do HPV gây ra.
Nhằm giúp phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, tăng cơ hội điều trị hiệu quả, hiện nay Bệnh viện Thu Cúc đã nghiên cứu và xây dựng gói tầm soát ung thư cổ tử cung , bao gồm đầy đủ các xét nghiệm cần thiết. Để biết thêm thông tin chi tiết về gói tầm soát ung thư , hoặc đặt lịch tầm soát, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 96/ hotline 0904.970.909.