Béo phì
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm, trong đó có ung thư vú. Điều này chủ yếu là do lượng chất béo trong cơ thể cao sẽ tạo ra estrogen, mức độ estrogen càng cao càng dễ bị ung thư tuyến vú. Có nghiên cứu chỉ ra rằng, trọng lượng cơ thể của phụ nữ cứ tăng 5kg thì nguy cơ bị ung thư vú sẽ tăng 8%.
Tiền sử gia đình mắc ung thư vú

Tiền sử gia đình là chỉ trong gia đình ruột thịt cấp 1 (mẹ, con gái, chị em) có người bị ung thư vú.
Phụ nữ có người thân cấp 1 (mẹ, con gái, chị em) bị ung thư vú, có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
Thường xuyên uống rượu
Một nghiên cứu ở Anh đối với 320.000 phụ nữ đã cho thấy, ngày uống 2-6 ly đồ uống có cồn (tương đương với 30-60g cồn) có nguy cơ bị ung thư vú cao hơn 41 lần so với người không uống.
Phụ nữ uống rượu sẽ ảnh hưởng đến mức độ hormone tình dục của họ, từ đó gián tiếp góp phần làm tăng nguy cơ ung thư vú. Ngoài ra có chuyên gia chỉ rõ, sau khi cồn phân giải trong cơ thể sẽ sản sinh ra acetaldehyde dễ gây ra tổn thương mô bầu ngực của phụ nữ. Chất acetaldehyde có thể gây đột biến tế bào dẫn đến tăng nguy cơ u bướu.
Thường xuyên trang điểm
Nhiều loại sản phẩm làm đẹp bán trên thị trường (bất kể loại uống hay dùng bên ngoài) đều ít nhiều hàm chứa estrogen. Khi cơ thể dung nạp quá nhiều estrogen sẽ làm cho tế bào thượng bì ống dẫn tuyến vú tăng sinh quá độ, từ đó dẫn đến ung thư vú. Ngoài ra, trong các loại sơn móng tay có rất nhiều chất phthalates, chất này có tác dụng tăng tỉ lệ mắc ung thư vú.
Hay tức giận, trầm cảm
Trạng thái trầm cảm trong thời gian dài sẽ suy giảm chức năng cơ thể, làm cho khí huyết không hòa hợp, nội bài tiết mất cân bằng. Rối loạn nội tiết tố rất dễ dẫn đến ung thư vú.
Có kinh nguyệt sớm, mãn kinh muộn
Phụ nữ có kinh nguyệt sớm dưới 12 tuổi hoặc mãn kinh trên 55 tuổi càng dễ bị ung thư vú. Một số nghiên cứu đã chỉ ra, phụ nữ có kinh nguyệt sớm từ 4-5 tuổi thì nguy cơ bị ung thư vú tăng gấp đôi, phụ nữ có tuổi mãn kinh trên 55 lại có nguy cơ bị ung thư vú tăng gấp đôi so với phụ nữ có tuổi mãn kinh dưới 45.
Theo Cancer