Tới năm 2020, dự tính có 10 triệu người trên thế giới tử vong vì bệnh ung thư chủ yếu tập trung ở các nước đang phát triển. Tuy nhiên, còn tồn tại nhiều quan niệm sai lầm về căn bệnh này dẫn tới những hậu quả đáng tiếc.
5 Quan niệm sai lầm về ung thư phổi
Rất nhiều người cho rằng bệnh ung thư phổi có thể lây lan từ người này qua người khác nên có tâm lý xa lánh và kỳ thị người bệnh. Do vậy mà người bệnh có tâm lý mặc cảm, tự ti, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả điều trị và quá trình phục hồi.
Quan niệm ung thư phổi lây lan này hết sức sai lầm. Các nhà khoa học đã khẳng định, ung thư nói chung và ung thư phổi nói riêng không phải là bệnh truyền nhiễm.
Khói thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư phổi. Đa số mọi người cho rằng chỉ người hút thuốc lá mới có thể mắc bệnh. Quan niệm này không chính xác. Người không hút thuốc lá mà hít phải khói thuốc thường xuyên cũng có nguy cơ ung thư phổi rất cao hoặc thậm chí có người bỏ hút thuốc lá hàng chục năm vẫn có thể mắc bệnh.
Bên cạnh đó, người thường xuyên tiếp xúc với các hóa chất, phơi nhiễm bức xạ hoặc có người nhà từng bị ung thư phổi cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
Sự thật là: với sự phát triển của y học ngày nay, bệnh ung thư phổi có thể chữa được nếu phát hiện sớm. Càng ở giai đoạn sớm và được điều trị tích cực, bệnh nhân càng có tỉ lệ sống cao.
Ung thư phổi nếu được chẩn đoán và điều trị từ sớm, cơ hội sống của bệnh nhân sẽ cao hơn rất nhiều. Thời điểm chưa di căn, tỉ lệ sống sau 5 năm của ung thư phổi có thể lên tới trên 49%. Khi ung thư đã di ăn sang các bộ phận khác thì tỉ lệ sống của người bệnh chỉ có khoảng 14%, ở giai đoạn cuối, tỉ lệ này còn 1%.
Thực tế: Có thể phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn sớm – từ khi chưa có triệu chứng. Để phát hiện các khối u trong phổi, bác sĩ khám lâm sàng, khai thác tiền sử người bệnh, sau đó chỉ định các xét nghiệm cần thiết như:
- Chụp X-quang ngực
- Chụp cắt lớp vi tính (CT)
Một trong các thủ thuật sau được thực hiện để lấy mẫu bệnh phẩm:
- Kiểm tra tế bào học đờm: chất lỏng đặc (đờm) được ho ra từ phổi sẽ được xét nghiệm để kiểm tra tế bào ung thư.
- Xét nghiệm hút dịch phổi: Một ống kim dài được dùng để lấy chất lỏng (dịch màng phổi) từ lồng ngực nhằm xét nghiệm tế bào ung thư.
- Nội soi phế quản: Một ống mỏng, nhẹ (một ống soi phế quản) được đưa qua mũi hoặc miệng vào phổi và lấy mẫu xét nghiệm ung thư
- Chọc hút bằng kim mảnh: Một kim nhỏ được dùng để lấy các mô hoặc dịch từ phổi hoặc hạch bạch huyết.
- Mở sinh thiết: Trong trường hợp các mô khối u khó để lấy được, sinh thiết trực tiếp vào khối u phổi hoặc các hạch bạch huyết thông qua một vết rạch ở thành ngực có thể cần thiết.
Bị ung thư phổi phải ăn kiêng là quan niệm sai lầm về ung thư phổi. Nhu cầu năng lượng và dinh dưỡng cơ bản của tế bào ung thư cao hơn tế bào bình thường. Nhưng khi bệnh nhân ung thư không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất, tế bào ung thư vẫn tự lấy năng lượng để phục vụ nhu cầu hoạt động của chúng.
Nhiều trường hợp bệnh nhân ung thư phổi có thể chưa chết về bệnh ung thư mà chết vì suy dinh dưỡng do có những quan điểm sai lầm như trên.
Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc đặt lịch tầm soát ung thư phổi, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 96/ hotline 0904.970.909