Theo Trung tâm Kiểm soát và phòng bệnh Mỹ, phần lớn nam giới và nữ giới có quan hệ tình dục đều có ít nhất một lần bị nhiễm HPV ở thời điểm nào đó trong đời. Có hơn 100 loại HPV khác nhau trong đó HPV “nguy cơ cao” là loại vi rút gây ra sự thay đổi của tế bào cổ tử cung, dẫn đến ung thư cổ tử cung. Vậy phải làm gì khi nhiễm HPV “nguy cơ cao”?
Vi rút HPV là gì?

Vi rút HPV gây u nhú ở người, lây nhiễm qua đường tình dục.
HPV (Human Papillomavirus) là vi rút gây u nhú ở người, lây nhiễm qua đường tình dục. Có khoảng 30 loại HPV lây lan qua quan hệ tình dục. Mỗi loại được đặt tên với một số, theo thứ tự của các khám phá. Ngoài ra, chúng được chia thành hai nhóm:
Loại HPV “nguy cơ thấp”(không có khả năng phát triển thành ung thư)
Có khoảng 12 loại HPV được gọi là “nguy cơ thấp” bởi vì chúng không thể gây ra ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, những loại HPV này có thể gây ra mụn cóc sinh dục hoặc thay đổi tế bào rất nhỏ ở cổ tử cung. Những loại HPV nguy cơ thấp bao gồm: HPV 6, 11, 40, 42, 43, 44, 53, 54, 61, 72, 73 và 81. Các loại HPV 6 và 11 có liên quan đến khoảng 90 phần trăm trường hợp mụn cóc sinh dục.
Loại HPV “nguy cơ cao” (gây ra ung thư cổ tử cung)
Có khoảng hơn 13 loại HPV có thể gây ra các tế bào bất thường hình thành ở cổ tử cung. Những thay đổi tế bào bất thường có thể dần dần phát triển thành ung thư cổ tử cung nếu không được loại bỏ. Những loại HPV nguy cơ cao bao gồm: HPV 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59 và 68. Trong đó, HPV 16 và 18 là nguy hiểm nhất, vì chúng gây ra khoảng 70 phần trăm trường hợp ung thư cổ tử cung.

hững loại HPV nguy cơ cao bao gồm: HPV 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59 và 68 trong đó HPV 16 và 18 là nguy hiểm nhất.
Phải làm gì khi nhiễm HPV “nguy cơ cao”?
Khi kết quả xét nghiệm là dương tính với 1 chủng HPV nguy cơ cao không có nghĩ là bạn đã mắc ung thư cổ tử cung nhưng chắc chắn rằng nguy cơ mắc bệnh của bạn cao hơn người bình thường. Do vậy, bác sĩ thường khuyên nên làm thêm xét nghiệm Pap để phát hiện sự thay đổi của tế bào cổ tử cung, tiền ung thư, ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm, từ đó sẽ có phương pháp điều trị tốt nhất.
Những người từ 21-29 tuổi, đã quan hệ tình dục được khuyến khích nên làm xét nghiệm Pap định kỳ. Phụ nữ từ 30 tuổi trở lên nên làm xét nghiệp Pap và HPV. Đối với người nhiễm HPV cao cần làm Pap thường xuyên hơn, theo lời khuyên của bác sĩ.

Tầm soát ung thư cổ tử cung có thể phát hiện khi tế bào cổ tử cung mới bắt đầu thay đổi, giúp điều trị và ngăn ngừa ung thư hình thành.
Để dễ dàng phòng ngừa và phát hiện các bệnh ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng nhiều gói tầm soát ung thư, trong đó có gói tầm soát ung thư cổ tử cung. Tầm soát ung thư cổ tử cung có thể phát hiện khi tế bào cổ tử cung mới bắt đầu thay đổi, giúp điều trị và ngăn ngừa ung thư hình thành. Hoặc phát hiện ung thư giai đoạn sớm, khi cơ hội chữa khỏi là cao nhất (hơn 90%). Những người nên tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm:
- Tất cả phụ nữ từ 30 tuổi trở lên.
- Phụ nữ dưới 30 tuổi nếu gia đình có tiền sử mắc ung thư cổ tử cung, bị nhiễm HPV…
- Phụ nữ mọi độ tuổi đang có triệu chứng nghi ngờ ung thư cổ tử cung như chảy máu âm đạo bất thường, sưng 1 bên chân, đau vùng chậu, tiết dịch âm đạo bất thường…
Xem chi tiết về gói tầm soát ung thư cổ tử cung tại đây.
Để đặt lịch khám tầm soát ung thư cổ tử cung, bạn vui lòng liên hệ: 0904 970 909.