Quá trình điều trị ung thư phổi có thể gây ra một số tác dụng phụ, các tác dụng phụ này có thể khác nhau ở mỗi người. Tuy nhiên, các dụng phụ phổ biến nhất là:
Phẫu thuật: Trong quá trình phẫu thuật, biến chứng có thể bao gồm chảy máu, tổn thương cơ quan và rối loạn chức năng nội tạng. Sau khi phẫu thuật, tác dụng phụ có thể gồm đau và nhiễm trùng.
Xạ trị: Gây mệt mỏi, buồn nôn và ăn uống khó khăn, loét miệng, rụng tóc, da nhạy cảm và khô.
Hóa trị: Gây buồn nôn, rụng tóc và móng tay, mệt mỏi, ăn uống khó khăn, loét miệng, nhiễm trùng, chảy máu hoặc dễ bị bầm tím do số lượng tế bào bạch cầu thấp, và thiếu máu do số lượng tế bào hồng cầu thấp.
Đối phó với các tác dụng phụ khi điều trị ung thư phổi
Đối phó với mệt mỏi
Để tránh mệt mỏi, người bệnh cần được nghỉ ngơi, đặc biệt là trong khoảng thời gian điều trị. Người bệnh nên báo cáo với bác sĩ tình trạng mệt mỏi bởi nếu mệt mỏi do thiếu máu thì cần được chẩn đoán và điều trị kịp thời, không để ảnh hưởng đến lịch trình điều trị.
Mệt mỏi cũng có thể là một dấu hiệu của trầm cảm, một phản ứng không hiếm đối với bệnh nhân khi được chẩn đoán bệnh và điều trị. Trong trường hợp này, người bệnh cần sự hỗ trợ của các bác sĩ tâm lí.
Đối phó với rụng tóc và móng tay, các vấn đề về da
Người bệnh cần thận trọng với làn da của mình khi đang được xạ trị bởi da thường nhạy cảm, và dễ bị tổn thương. Không chà xát lên da, luôn mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát để không cọ vào da, không dùng miếng đệm nóng hoặc túi chườm lạnh vào khu vực điều trị, không để da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Người bệnh cũng có thể sử dụng các sản phẩm chăm sóc da mà bác sĩ đã cho phép.
Rụng tóc và móng tay là tác dụng phụ có thể khiến người bệnh, đặc biệt là nữ giới cảm thấy buồn khổ. Do vậy, trước khi điều trị, người bệnh nên mua một bộ tóc giả phù hợp để không cảm thấy bỡ ngỡ với diện mạo mới. Khi ra ngoài, người bệnh nên dùng kem chống nắng cho vùng da đầu, và đội mũ tránh ánh sáng mặt trời và nhiệt độ lạnh.
Khi tóc bắt đầu phát triển trở lại, bạn cần thao tác nhẹ nhàng, không nhuộm tóc ít nhất sáu tháng sau khi kết thúc điều trị.
Đối phó với nhiễm trùng
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của nhiễm trùng, như đau, sốt hoặc sưng thì nên báo cho bác sĩ ngay để có biện pháp xử lý.
Đối phó với chứng lở miệng
Điều trị ung thư phổi có thể gây ra những vết loét đỏ hình thành trên màng nhầy trong miệng hay trên môi. Những vết loét có thể gây khó khăn cho người bệnh khi nói chuyện, ăn uống, hít thở và nuốt thức ăn. Vì vậy, bệnh nhân nên cho bác sĩ biết về những triệu chứng như đau miệng, hoặc nhạy cảm với nóng, lạnh để bác sĩ có phương pháp xử lý kịp thời.
Để tránh bị lở miệng:
Trước khi bắt đầu điều trị, bạn nên ghé thăm nha sĩ để chăm sóc răng và xử lý các vấn đề về răng như sâu răng hoặc nhiễm trùng nướu răng.
Chải răng và dùng chỉ nha khoa răng sau mỗi bữa ăn để giữ cho miệng sạch và khỏe mạnh; sử dụng một bàn chải mềm để tránh làm tổn thương răng, nướu.
Bỏ hút thuốc vì hút thuốc làm giảm khả năng của các mô miệng để tự chữa bệnh nếu vết loét phát triển.
Uống nhiều nước sẽ giúp các mô giữ nước và chống nhiễm trùng tốt hơn.
Trong khi điều trị hóa trị liệu, người bệnh nên nhai viên đá lạnh sẽ giúp hạn chế các loại thuốc tới mô miệng và ngăn chặn vết loét.
Điều trị vết loét miệng:
Thuốc giảm đau tại chỗ có thể áp dụng trực tiếp vào vết loét miệng. Do thuốc gây ra tê liệt nên cần phải cẩn thận không để làm tổn thương miệng khi ăn hoặc đánh răng.
Một số bệnh viện có thể cung cấp điều trị bằng laser năng lượng thấp để kích thích tăng trưởng tế bào sau khi hóa trị và xạ trị.
Tránh các loại thực phẩm có tính axit, cay hoặc khó chịu (như khoai tây chiên hay bánh quy), cũng như caffeine và rượu. Ngoài ra, tránh ăn uống thực phẩm quá nóng hoặc quá lạnh.
Người bệnh nên chọn loại nước súc miệng không chứa cồn, hoặc sử dụng nước muối nhạt để súc miệng, dùng bàn chải mềm.
Đối phó với chứng buồn nôn
Chia thành nhiều bữa ăn nhỏ, và ăn từng lượng nhỏ trong suốt cả ngày. Không thực hiện hóa trị khi đang đói, bệnh nhân nên ăn nhẹ như bánh mỳ, ngũ cốc trước khi bắt đầu điều trị.
Gừng được xem như là một loại thuốc giảm buồn nôn. Trà xanh cũng có tác dụng ngăn ngừa hoặc làm giảm buồn nôn trong quá trình điều trị ung thư.
Điều trị ung thư phổi cũng có thể khiến người bệnh bị tê, ngứa hoặc cảm giác nóng rát tại khu vực bị tổn thương thần kinh. Phương pháp điều trị hóa trị liệu hay xạ trị đôi khi làm cho khối u đè ép vào dây thần kinh gây ra những triệu chứn trên. Tình trạng này có thể không bao giờ biến mất hoặc có thể cải thiện sau một thời gian rất dài.
Tuy nhiên một số cách có thể giúp cải thiện như tập thể dục, duy trì chế độ dinh dưỡng tốt (đầy đủ chất đạm, chất chống oxy hóa), dùng thuốc giảm đau.
Đối phó với sự đau đớn
Nếu bạn cảm thấy đau nhiều có thể yêu cầu bác sĩ kê thuốc giảm đau. Nếu cảm thấy đau nhiều hơn ở một vị trí thì bạn nên báo cho bác sĩ , nó có thể là một dấu hiệu của một vấn đề cần can thiệp thêm.
Nhằm mang tới những hy vọng sống cho bệnh nhân ung thư phổi, Bệnh viện Thu Cúc đã hợp tác với đội ngũ bác sỹ Singapore để đưa những tiến bộ chữa ung thư từ Singapore về Việt Nam. Đối với bệnh ung thư phổi, người bệnh được khám và điều trị bởi TS.BS Lim Hong Liang – Trưởng khoa Ung thư và Huyết học Bệnh viện Đại học Tổng hợp Singapore, ông là bác sĩ chuyên về ung thư phổi và ung thư đầu cổ.
Để được tư vấn ung thư hay đặt lịch khám và điều trị, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng tư vấn ung thư: 0907245888.