Những ai nên tầm soát ung thư tuyến giáp?
Ngoài ra, tiền sử bệnh cá nhân gia đình là yếu tố quan trọng trong việc tầm soát ung thư tuyến giáp. Những người sau đây nên tầm soát ung thư tuyến giáp:
- Từng phải chiếu xạ vào đầu hoặc cổ từ khi còn nhỏ, hoặc tuổi thanh, thiếu niên
- Chiếu xạ trên cơ thể (chẳng hạn để cấy ghép tủy xương)
- Tiền sử gia đình bị ung thư biểu mô tuyến giáp
- Tiền sử cá nhân / gia đình bị hội chứng Cowden, FAP, hoặc MEN II
Các xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp

Trước tiên, các bác sĩ sẽ khám lâm sàng, kiểm tra xem có hạch, khối u, nốt sần ở tuyến giáp hay không.
Khám lâm sàng: Các bác sĩ chuyên khoa Ung bướu sẽ hỏi bệnh, khám bệnh và tư vấn. Bác sĩ sẽ kiểm tra để tìm các nốt sần, khối u ở tuyến giáp, vv… từ các triệu chứng nghi ngờ, tiền sử bệnh cá nhân và gia đình, vv… bác sĩ sẽ chỉ định các xét nghiệm cần thiết.
Các xét nghiệm tầm soát ung thư tuyến giáp
- Xét nghiệm hormone tuyến giáp TSH, FT3, FT4: Xét nghiệm này được thực hiện để tìm hiểu xem tuyến giáp hoạt động có tốt không, giúp bạn hiện các bệnh lý về tuyến giáp như: cường giáp, suy giảm tuyến giáp, ung thư tuyến giáp, vv…
- Siêu âm tuyến giáp: Siêu âm giúp phát hiện các nhân giáp, đánh giá cấu trúc tuyến giáp, xác nhận kích thước bướu tuyến giáp, cung cấp chi tiết liên quan đến đặc điểm khối u, và xác định nốt khác đòi hỏi phải sinh thiết.

Siêu âm giúp phát hiện ra các nhân giáp, bướu giáp và vị trí của chúng, giúp hướng dẫn cho sinh thiết.
- Sinh thiết bằng kim: Bác sĩ sẽ lấy một số mẫu mô ở nhân giáp để đánh giá tế bào học. Thông thường, sinh thiết dưới sự hướng dẫn của siêu âm để chỉ dẫn chính xác nhân giáp, hoặc một số nốt rất nhỏ không thể sờ thấy. Sinh thiết là bước cuối cùng giúp khẳng định có ung thư hay không.
Để tìm hiểu thêm về tầm soát ung thư tuyến giáp, hoặc đặt lịch khám tầm soát ung thư tuyến giáp, vui lòng liên hệ với Bệnh viện Thu Cúc theo đường dây nóng 0905.970.909/ 0907.245.888.
- Chia sẻ thông tin xét nghiệm tầm soát ung thư vòm họng tại website https://ungbuouvietnam.com/