PET là kỹ thuật chụp cắt lớp phát xạ được sử dụng trong chẩn đoán ung thư. Phương pháp này giúp hiển thị hình ảnh 3 chiều chi tiết của các cơ quan bên trong cơ thể.
PET thường được kết hợp với chụp cắt lớp vi tính (CT) để thu được hình ảnh chi tiết hơn, gọi là PET-CT scan. Hoặc, đôi khi nó được kết hợp với chụp cộng hưởng từ (MRI).
Chụp PET thường sử dụng một loại thuốc nhuộm đặc biệt có chất đánh dấu phóng xạ. Các chất phóng xạ được tiêm vào tĩnh mạch ở cánh tay của người bệnh. Các cơ quan và các mô sau đó sẽ hấp thụ các chất này, chính các chất đánh dấu sẽ giúp bác sĩ quan sát xem các cơ quan và các mô của bạn đang hoạt động như thế nào.
Vai trò của PET đối với bệnh ung thư?

Chụp PET còn được sử dụng để theo dõi trước và sau điều trị. Hình ảnh cho thấy khối u sau điều trị (hình phải) gần như biến mất.
- Phát hiện bệnh ung thư
- Xác định các giai đoạn của ung thư
- Cho biết một khối u là lành tính hay ác tính
- Xác định ung thư đã lan đến các bộ phận khác của cơ thể
- Quyết định điều trị tốt nhất cho mỗi bệnh nhân
- Cho biết thuốc chống ung thư có đang hiệu quả hay không
- Cho thấy sự khác biệt giữa các mô sẹo và các mô ung thư
Trong ung thư phổi, chụp PET đôi khi được sử dụng để tìm ung thư trong các hạch bạch huyết ở trung tâm của ngực. Hoặc để cho thấy liệu ung thư đã lan rộng đến các khu vực khác hay chưa. Điều này có thể giúp bác sĩ quyết định liệu nó có thể để loại bỏ khối u bằng phẫu thuật.
Trước khi chụp PET/CT
PET/CT thường được chỉ định đối với bệnh nhân ngoại trú. Trước khi chụp bệnh nhân cần:
– Mang theo tất cả hồ sơ bệnh lý của bệnh nhân, nhất là các phim chụp X quang, siêu âm, CT, MRI và các xét nghiệm máu nếu có…
– Mặc quần áo thoải mái, không đeo đồ trang sức. Nhịn ăn hoàn toàn 6 tiếng trước khi chụp. Uống nhiều nước nhưng không được uống các loại nước có chất cafein và đường. Không hút thuốc trong ngày chụp. Không thay đổi loại thuốc đang sử dụng.
– Trường hợp bệnh nhân đái tháo đường cần điều hoà đường máu về mức bình thường trước khi chụp và thời gian chụp sẽ dài hơn người không bị đái tháo đường.
– Tổng thời gian chụp từ 2 – 3 tiếng. Bệnh nhân cần nghỉ ngơi trước khi chụp và có người đi cùng. Người bệnh phải đến đúng giờ. Nếu muốn sắp xếp lại thời gian thì phải thông báo lại được 48 tiếng bởi vì chất phóng xạ đánh dấu rất đắt và được chụp theo thứ tự đã lập trình.
Quy trình chụp
– Bệnh nhân phải điền thông tin cá nhân vào hồ sơ chụp. Nhân viên y tế sẽ đặt một đường truyền tĩnh mạch. Bệnh nhân có thể uống thuốc an thần nếu cần.
– Mức đường máu sẽ được kiểm tra ngay trước khi chụp. Bệnh nhân sẽ được tiêm một lượng nhỏ gluco FDG vào tĩnh mạch. Bệnh nhân sẽ được nghỉ 45 – 90 phút để chờ đợi cơ thể trao đổi chất với gluco FDG.
– Sau thời gian chờ đợi, bệnh nhân sẽ được đưa vào máy chụp, thời gian chụp khoảng 30 phút. Một số trường hợp có thể sẽ phải chụp thêm sau 2 hoặc 3 tiếng.
– Một số bệnh nhân, đặc biệt là bệnh nhân bị bệnh tim có thể phải làm kiểm tra mức độ stress trước khi chụp PET/CT, dùng một hoá chất để tác động vào dòng máu chảy đến tim.
– Hợp chất đánh dấu thường được sử dụng nhiều nhất là đường gluco, vốn là chất thông thường mà mọi tế bào trong cơ thể đều cần. Liều bức xạ trong chụp PET/CT tương đương với chụp CT thông thường.
Sau khi chụp
Bệnh nhân sẽ cảm thấy bình thường vì không có tác dụng phụ sau khi tiêm hợp chất đánh dấu. Không hạn chế vận động sau khi chụp. Nên uống nhiều nước sau khi chụp vài giờ.
Chung tay với cộng đồng trong cuộc chiến phòng chống ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã xây dựng các gói khám tầm soát ung thư phù hợp với nhiều đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khác nhau như: Gói tầm soát ung thư cơ bản, nâng cao dành cho cả nam và nữ, các gói tầm soát ung thư lẻ từng bộ phận.
Để đăng ký khám tầm soát ung thư, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 96 hoặc hotline 0904 970 909.