Tránh tác dụng phụ ở miệng trong hóa trị ung thư

Hóa trị là một trong các phương pháp điều trị ung thư hiệu quả. Tuy nhiên, nhiều loại hóa chất có thể gây ra những tác dụng phụ nhất định đối với cơ thể, chẳng hạn như lở miệng, khô miệng… làm ảnh hưởng nhiều đến ăn uống và sức sức khỏe. Bởi vậy, giữ gìn răng miệng và cổ họng để tránh các tác dụng phụ ở miệng trong hóa trị ung thư là rất quan trọng trong quá trình điều trị.

dau-rang

Hóa trị thường gây một số tác dụng phụ về răng miệng cho bệnh nhân.

Một số loại thuốc chống ung thư dùng trong hóa trị hiện nay thường gây nhiều tác dụng phụ đến vùng miệng như gây ra vết lở trong miệng và cổ họng, làm cho miệng và cổ họng bị khô, ngứa hoặc chảy máu. Những vết lở trong miệng thường gây đau và dễ nhiễm trùng do những vi khuẩn thường sống trong miệng. Khi điều trị ung thư bằng hóa chất, cơ thể bị yếu đi và rất khó chống lại chứng nhiễm trùng. Vì vậy, nhiễm trùng có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng cho sức khỏe. Dưới đây là một số cách để tránh nhiễm trùng khoang miệng trong điều trị hóa chất:

danh-rang

Giữ vệ sinh răng miệng giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng khi hóa trị.

  • Trước khi thực hiện hóa trị, bệnh nhân có thể đến nha sĩ để làm sạch răng, trám những vết sâu và chữa túi mủ, chữa các bệnh về lợi nếu có hoặc sửa lại hàm răng giả nếu không vừa.
  • Nhờ nha sĩ hướng dẫn cách đánh răng, giữ răng sạch trong lúc sử dụng hóa chất.
  • Dùng nước súc miệng có chứa fluoride hoặc kem đánh răng có chất fluoride để giữ cho răng khỏi bị hư hại vì một số hóa chất có thể làm cho răng dễ bị sâu. 
  • Đánh răng và lợi sau mỗi bữa ăn, nên dùng bàn chải đánh răng thật mềm và đánh răng thật nhẹ. Nếu đánh răng quá mạnh, người bệnh có thể làm tổn hại đến những mô mềm trong miệng.   
  • Rửa sạch bàn chải đánh răng sau mỗi lần dùng và để ở nơi khô ráo.
  • Nếu bị lở miệng, người bệnh cần báo cho bác sĩ hay y tá để được điều trị. Trong trường hợp những vết lở gây đau đớn khiến người bệnh không ăn được thì có thể áp dụng một số cách sau:
    • Hỏi bác sĩ về việc sử dụng một số loại thuốc (bôi hoặc ngậm) để giảm đau
    • Ăn thức ăn lạnh hoặc nguội
    • Ăn thức ăn mềm, dễ nhai và nuốt như kem, trái cây mềm, sinh tố, sữa, khoai tây nghiền…
    • Tránh những thức ăn chua, mặn hoặc cay gây đau miệng như cà chua, cam, bưởi, đồng thời tránh ăn những thức ăn cứng hoặc khô như bánh mì nướng…
tac-dung-phu-o-mieng-trong-hoa-tri-ung-thu

Uống nhiều nước để cải thiện tình trạng khô miệng.

  • Nếu bị khô miệng, người bệnh có thể:
    • Hỏi bác sĩ về việc dùng nước bọt nhân tạo làm ướt miệng
    • Uống nhiều nước
    • Ngậm nước đá, kem lạnh hay các loại kẹo không đường
    • Nhai kẹo cao su, ăn những thức ăn chứa nhiều nước như sốt, nước canh…
    • Nếu môi bị khô, có thể dùng các loại thuốc làm mềm môi.
Chuyên mục: Tin tức y tế

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lưu ý: *Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ hoặc để được tư vấn cụ thể.
Lý do bạn nên chọn Bệnh viện Thu Cúc
  • form-tu-van-1
    01Xây dựng gói khám khoa học, phù hợp với nhiều đối tượng
  • form-tu-van-2
    02Đội ngũ bác sĩ đầu ngành ung bướu
  • form-tu-van-3
    03Tư vấn điều trị ung thư trực tiếp với bác sĩ Singapore
  • form-tu-van-4
    04Bệnh viện khách sạn hướng tới đạt chuẩn quốc tế
  • form-tu-van-5
    05Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại
  • form-tu-van-6
    06Dịch vụ đặt hẹn nhanh chóng, chăm sóc người bệnh chuyên nghiệp
Tầm soát: 0902 223 864
Điều trị: 0907 245 888