Ung thư có thể lây từ người này sang người khác không?

Ung thư có thể lây từ người này sang người khác qua đường tiếp xúc máu, chẳng hạn như hiến máu, hoặc dùng chung kim tiêm với người nhiễm bệnh, từ mẹ sang thai nhi hay không? Đây có lẽ là thắc mắc chung của rất nhiều người.
cham soc nguoi bi ung thu gan

Ung thư không lây lan qua các con đường như tiếp xúc máu, quan hệ tình dục, ôm, hôn, vv…

Để xác minh vấn đề này, một số nghiên cứu lớn đã được tiến hành.

Một nghiên cứu theo dõi khoảng 1/3 trong số 1 triệu người nhận máu, trong đó có khoảng 12.000 trường hợp có nguy cơ nhận máu từ người hiến máu mắc ung thư lâm sàng, nhưng không tăng nguy cơ lây bệnh.

Nếu có các tế bào ung thư trong máu, các protein trên bề mặt của tế bào sẽ tự phân loại và đánh dấu những tế bào lạ và phá hủy chúng. Ngân hàng máu cũng kiểm tra cẩn thận từ nguồn máu được hiến tặng và loại trừ nguy cơ này.

có thai

Ung thư không lây từ mẹ sang con.

Tuy nhiên, những người có hệ miễn dịch kém, ví dụ những người đã từng cấy ghép nội tạng, ít có cơ chế bảo vệ này.

Trong trường hợp ghép tạng như gan hoặc thận, đã có báo cáo về việc ung thư lây truyền từ người hiến cho người nhận. Tuy nhiên, đây là trường hợp rất hiếm, bởi trước khi cấy ghép, việc sàng lọc diễn ra rất kỹ càng, và tỷ lệ rủi ro chỉ có khoảng 0,015 phần trăm.

Cũng có ý kiến cho rằng, bệnh ung thư có thể lây truyền từ mẹ sang con, nhưng điều này cũng rất hiếm.

Theo báo cáo vào năm 2003, chỉ có 14 trường hợp ung thư lây truyền từ mẹ sang con. Các bệnh ung thư này thường là những bệnh tiến triển nhanh, bao gồm bệnh bạch cầu, u ác tính, ung thư phổi, và sacôm.

Sự lây truyền từ mẹ sang con có thể xảy ra do hệ miễn dịch của thai nhi chưa trưởng thành. Mặc dù vậy, khả năng này cũng rất khó xảy ra, bởi tế bào ung thư để lây lan sang thai nhi cần vượt qua nhau thai để tới bào thai.

Gen đột biến gây ung thư

Gen đột biến có thể gây ung thư

Theo các nghiên cứu, ung thư khó có thể lây lan qua các con đường như tiếp xúc máu, từ mẹ sang con, quan hệ tình dục, dùng chung thức ăn, vv… Tuy nhiên, những người có các thành viên cận huyết mắc bệnh ung thư (chẳng hạn như bố mẹ, anh chị em, con cái…), người đó có nguy cơ mắc bệnh cao hơn những người khác. Do đó, đối với những người có tiền sử gia đình mắc bệnh, đặc biệt là mắc bệnh ung thư khi còn trẻ, cần thường xuyên tầm soát bệnh.

Chuyên mục: Tin tức y tế

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lưu ý: *Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ hoặc để được tư vấn cụ thể.
Lý do bạn nên chọn Bệnh viện Thu Cúc
  • form-tu-van-1
    01Xây dựng gói khám khoa học, phù hợp với nhiều đối tượng
  • form-tu-van-2
    02Đội ngũ bác sĩ đầu ngành ung bướu
  • form-tu-van-3
    03Tư vấn điều trị ung thư trực tiếp với bác sĩ Singapore
  • form-tu-van-4
    04Bệnh viện khách sạn hướng tới đạt chuẩn quốc tế
  • form-tu-van-5
    05Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại
  • form-tu-van-6
    06Dịch vụ đặt hẹn nhanh chóng, chăm sóc người bệnh chuyên nghiệp
Tầm soát: 0902 223 864
Điều trị: 0907 245 888