Ung thư phổi thường gặp ở độ tuổi nào?

Ung thư phổi là bệnh ung thư nguy hiểm và phổ biến nhất trên toàn cầu. Ung thư phổi thường gặp ở độ tuổi nào hay liệu có gặp ung thư phổi ở người trẻ, không hút thuốc lá hay không là vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm.

Ung thư phổi là gì?

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính, bắt nguồn từ sự phát triển bất thường của các tế bào trong phổi. Các tế bào này sinh sôi và phát triển không kiểm soát, tạo thành khối u. Khối u này xâm lấn đến các mô lân cận rồi di căn khắp các cơ quan trong cơ thể.

Ung thư phổi thường gặp ở độ tuổi nào

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính bắt nguồn từ phổi

Hầu hết, các loại ung thư khởi nguồn từ trong phổi được gọi là ung thư biểu mô. Có 2 loại ung thư chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NSCLC).

Ung thư phổi chính là một trong các nguyên nhân hàng đầu gây tử vong cao ở nam giới. Ngoài ra, ở nữ giới thì số người mắc bệnh và chết vì ung thư phổi cũng rất cao.

Độ tuổi dễ mắc ung thư phổi

Chưa có kết luận chính xác về độ tuổi mắc ung thư phổi hay ung thư phổi thường ở độ tuổi nào. Tuy nhiên, theo nhiều thống kê, bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Độ tuổi được chẩn đoán ở khoảng 65-74 tuổi.

Nhiều người thắc mắc, liệu những người trẻ, ví dụ như 20 tuổi có bị ung thư phổi không, câu trả lời là có. Gần đây, ung thư phổi đang có xu hướng trẻ hóa. Có những câu chuyện đau lòng về ung thư phổi ở trẻ em hoặc mới đây nhất, người hâm mộ Việt không khỏi xót xa khi biết tin diễn viên Mai Phương mắc ung thư phổi giai đoạn cuối khi tuổi đời còn quá trẻ.

Các yếu tố khác làm tăng nguy cơ ung thư phổi

Có thể gặp ung thư phổi ở người trẻ và người lớn tuổi. Vậy nguyên nhân ung thư phổi là gì? Đến nay, vẫn chưa có câu trả lời chính xác cho vấn đề này, tuy nhiên, các yếu tố dưới đây được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

Thuốc lá

ung thư phổi ở người trẻ

Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi lên gấp nhiều lần

Hút thuốc lá là nguyên nhân chính gây ung thư phổi trên toàn cầu. Tại Hoa Kỳ, hút thuốc lá có liên quan đến khoảng 80% đến 90% ca ung thư phổi. Sử dụng các sản phẩm thuốc lá khác như xì gà hoặc ống dẫn cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Khói thuốc lá chứa hơn 7.000 hóa chất độc hại và ít nhất 70 chất được biết là gây ung thư ở người hoặc động vật.

Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi cao hơn từ 15 đến 30 lần so với những người không hút thuốc lá. Thậm chí hút thuốc lá một vài điếu một ngày hoặc cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi. Hút thuốc lá càng lâu năm, nguy cơ ung thư càng tăng lên.

Ngoài ra, hút thuốc lá gây ung thư miệng và cổ họng, thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng, gan, tuyến tụy, thanh quản, khí quản, phế quản, thận, bàng quang tiết niệu, cổ tử cung, bệnh bạch cầu myeloid cấp tính.

Khi một người hít phải khói thuốc thụ động, hậu quả cũng tương tự như trực tiếp hút thuốc. Đó là lý do mà không hút thốc lá vẫn có thể bị ung thư phổi.

Radon

Radon là một loại khí tự nhiên xuất phát từ đá và bụi bẩn và có thể bị mắc kẹt trong nhà cửa và các tòa nhà. Radon hông thể được nhìn thấy, nếm, hoặc ngửi. Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA),radon gây ra khoảng 20.000 ca ung thư phổi mỗi năm, khiến nó trở thành nguyên nhân thứ hai gây ung thư phổi.

Các chất khác

Các chất được tìm thấy tại một số nơi làm việc làm tăng nguy cơ bao gồm amiăng, asen, khí thải diesel và một số dạng silic và crom. Đối với nhiều chất này, nguy cơ bị ung thư phổi thậm chí còn cao hơn đối với những người hút thuốc.

Ung thư phổi thường gặp ở độ tuổi nào

Các chất được tìm thấy tại một số nơi làm việc làm tăng nguy cơ bao gồm amiăng, asen, khí thải diesel và một số dạng silic và crom.

Tiền sử cá nhân hoặc gia đình mắc ung thư phổi

Người đã từng bị ung thư phổi có thể bị một loại ung thư phổi khác, đặc biệt nếu người đó hút thuốc. Nguy cơ ung thư phổi cũng có thể cao hơn nếu trong gia đình có cha mẹ, anh chị em bị ung thư phổi.

Xạ trị ngực

Những người sống sót sau khi mắc bệnh ung thư và từng xạ trị ở ngực có nguy cơ ung thư phổi cao hơn.

Ngoài ra, một số yếu tố như: ăn uống thiếu khoa học, lười vận động, thừa cân, béo phì… cũng làm tăng nguy cơ ung thư phổi.

Cần làm gì nếu có nguy cơ cao mắc bệnh?

Theo các bác sĩ Khoa Ung bướu – Singapore, Bệnh viện Thu Cúc, những người có nguy cơ cao mắc ung thư phổi nên tầm soát ung thư phổi định kỳ. Đây là cách tốt nhất để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời.

Để đăng ký khám tầm soát ung thư phổi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, vui lòng liên hệ tổng đài 1900 55 88 96 hoặc hotline 0904 970 909.

Chuyên mục: Ung thư phổi

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lưu ý: *Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ hoặc để được tư vấn cụ thể.
Lý do bạn nên chọn Bệnh viện Thu Cúc
  • form-tu-van-1
    01Xây dựng gói khám khoa học, phù hợp với nhiều đối tượng
  • form-tu-van-2
    02Đội ngũ bác sĩ đầu ngành ung bướu
  • form-tu-van-3
    03Tư vấn điều trị ung thư trực tiếp với bác sĩ Singapore
  • form-tu-van-4
    04Bệnh viện khách sạn hướng tới đạt chuẩn quốc tế
  • form-tu-van-5
    05Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại
  • form-tu-van-6
    06Dịch vụ đặt hẹn nhanh chóng, chăm sóc người bệnh chuyên nghiệp
Tầm soát: 0902 223 864
Điều trị: 0907 245 888