Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2018, ước tính trên thế giới có hơn 1.033.000 ca ung thư dạ dày mới mắc và số ca tử vong là khoảng 800.000 ca. Ở Việt Nam, có 17.527 ca ung thư dạ dày mới mắc, và tỉ lệ tử vong là hơn 15.000 ca. Con số này đang có xu hướng ngày càng gia tăng và trẻ hóa.
Mặc dù nguyên nhân chính xác gây ung thư dạ dày chưa được kết luận cụ thể, nhưng một số yếu tố sau được coi là làm tăng tăng nguy cơ mắc bệnh:
- Ăn nhiều thức ăn hun khói và ăn mặn
- Ăn ít trái cây và rau
- Tiền sử gia đình có người bị ung thư dạ dày
- Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori, một loại vi khuẩn sống trong niêm mạc nhầy của dạ dày
- Viêm dạ dày mãn tính
- Thiếu máu ác tính, xảy ra khi các tế bào hồng cầu sụt giảm nghiêm trọng do ruột không thể hấp thụ vitamin B12 một cách bình thường
- Hút thuốc
Để phòng bệnh, tốt nhất là bỏ các thói quen xấu kể trên. Thêm vào đó, người dân nên thực hiện tầm soát ung thư dạ dày định kỳ để phát hiện sớm các bất thường, xử trí kịp thời, ngăn chặn nguy cơ tiến triển thành ung thư.
Về dấu hiệu, ở giai đoạn sớm, ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng, bệnh nhân đến với dấu hiệu đau vùng thượng vị một cách mơ hồ, đau có thể lan ra sau lưng kèm theo bệnh nhân có thể cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và cảm giác nóng rát. Đến giai đoạn tiến triển, nhiều bệnh nhân có những dấu hiệu rõ ràng hơn như đau, buồn nôn, và thể trạng toàn thân thiếu máu, gầy, sút cân… Khi có các dấu hiệu bất thường kể trên, người bệnh cần đến ngay các cơ sở y tế uy tín thăm khám.
Ung thư dạ dày mặc dù nguy hiểm nhưng có thể điều trị được. Các phương pháp điều trị ung thư dạ dày phổ biến:
- Phẫu thuật: cắt bỏ một phần hay toàn bộ dạ dày. Phương pháp này sử dụng với trường hợp bệnh nhân mắc ung thư dạ dày giai đoạn đầu với mục đích chữa khỏi bệnh. Với bệnh nhân giai đoạn cuối, phương pháp này nhằm thiết lập lưu thông của đường tiêu hóa, kéo dài cuộc sống cho người bệnh.
- Hóa trị: phương pháp này điều trị bằng các thuốc chống ung thư đặc biệt. Nếu ung thư ở giai đoạn sớm, hóa trị liệu dùng để hỗ trợ cho phẫu thuật, tia xạ hoặc cả hai, nhằm mục đích tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại trong cơ thể để tránh tái phát ung thư dạ dày sau này.
- Xạ trị: dùng năng lượng cao để diệt các tế bào ung thư. Trong ung thư dạ dày, điều trị bằng tia xạ sau phẫu thuật để tiêu diệt các tế bào ung thư còn sót lại. Điều trị bằng tia xạ có thể được dùng cùng với hóa chất trị liệu để làm nhỏ khối u và làm giảm các triệu chứng.
- Điều trị nhắm mục tiêu: sử dụng thuốc hoặc các chất khác để xác định và tiêu diệt tế bào ung thư cụ thể mà không làm hại các tế bào bình thường. Liệu pháp kháng thể đơn dòng là một loại liệu pháp nhắm mục tiêu được sử dụng trong điều trị ung thư dạ dày.
Tại Khoa Ung bướu Singapore- Bệnh viện Thu Cúc, người bệnh được thăm khám và điều trị với các chuyên gia hàng đầu Singapore. Trong đó, chịu trách nhiệm chính về ung thư đường tiêu hóa là TS.BS Zee Ying Kiat. Bác sĩ Zee là bác sĩ Chuyên khoa Y tế Ung thư tại Viện Ung thư Đại học Quốc gia, Singapore (NCIS). Bác sĩ Zee là thành viên của Hiệp hội Ung thư học Lâm sàng Mỹ và thành viên sáng lập của Hiệp hội Các bệnh Gan-Tụy-Túi Mật Singapore. Dưới phác đồ của ông, hàng ngàn bệnh nhân đã khỏi bệnh và sống khỏe mạnh lâu dài.
Ngoài ra, Khoa Ung bướu Singapore còn sở hữu trang thiết bị y tế hiện đại cho kết quả chuẩn xác; phác đồ điều trị ung thư chuẩn 100% Singapore; áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm phi nhân thọ giúp người bệnh giảm thiểu chi phí.