Ung thư dạ dày là bệnh nguy hiểm thường gặp ở đường tiêu hóa, có tỷ lệ tử vong cao thứ 2 trong các bệnh ung thư ở cả nam và nữ. Thế nhưng không phải ai cũng biết cách phát hiện sớm ung thư dạ dày, vì thế mà có tới 70% trường hợp được chẩn đoán ở giai đoạn muộn, dẫn tới cơ hội sống không cao.
Đau tức thượng vị
Thượng vị là vùng trên rốn và dưới xương ức. Vị trí này đau thường là dấu hiệu của bệnh ở dạ dày, trong đó không loại trừ khả năng ung thư. Nếu bạn thường xuyên đau tức thượng vị từng cơn và có dấu hiệu đau nặng hơn, có lúc dữ dội, lúc âm ỉ khác với đau khi mắc bệnh viêm loét dạ dày thì bạn cần đi khám ngay.

Thường xuyên đau tức thượng vị là một trong những dấu hiệu cảnh báo ung thư dạ dày
Thường xuyên ợ nóng
Đây là một trong những biểu hiện thường gặp của bệnh ung thư dạ dày. Triệu chứng này cũng có thể cảnh báo bệnh ở đường tiêu hóa thông thường vì thế mà nhiều người chủ quan không đi khám. Ợ nóng thường xuyên gây phiền toái, ảnh hưởng tới sức khỏe. Nếu ợ nóng đi kèm với các dấu hiệu khác như đầy hơi, khó tiêu, chướng bụng… thì bạn cần đi khám ngay vì có thể là dấu hiệu ung thư dạ dày.
Thay đổi thói quen đại tiện
Khi bị ung thư dạ dày, nhu động ruột của bạn hoạt động kém dẫn tới tính trạng táo bón hoặc tiêu chảy xen kẽ. Tình trạng này có thể do thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày không hợp lý tuy nhiên nếu triệu chứng này diễn ra trong thời gian dài thì bạn cần hết sức lưu ý.
Đi ngoài ra máu
Tình trạng đi ngoài ra máu có thể gặp khi mắc bệnh viêm đại tràng, viêm ruột hoặc bệnh trĩ hoặc có thể do ăn hoặc uống một số loại thuốc nào đó. Thế nhưng bạn cũng không nên chủ quan vì đây có thể là dấu hiệu ung thư dạ dày.
Đại tiện ra máu khi bị ung thư dạ dày thì máu trong phân có màu đỏ đen, sậm, tối màu. Khi gặp phải tình trạng này, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt.
Giảm cân không rõ nguyên nhân
Để chẩn đoán bạn có mắc ung thư dạ dày hay không, khi tới bệnh viện kiểm tra, bạn có thể cần làm một số xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu như:
- Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư CA 72-4: chỉ số này thường tăng cao ở người mắc ung thư dạ dày. Tuy nhiên nó chưa thể khẳng định chắc chắn bạn mắc ung thư hay không vì một vài bệnh lý dạ dày mạn tính cũng làm tăng chỉ số CA 72-4. Vì thế bạn cần phải làm thêm các chẩn đoán khác.
- Nội soi dạ dày: phương pháp thăm khám dạ dày qua nội soi này có thể giúp phát hiện chính xác khối u ở dạ dày, kích thước và vị trí của khối u.
- Sinh thiết: thường được thực hiện qua nội soi. Bác sĩ sẽ lấy một mẫu bệnh phẩm đem đi xét nghiệm nhằm xác định tính chất của khối u là u lành tính hay u dạ dày ác tính.
- Siêu âm: phương pháp này cũng giúp xác định bất thường ở ổ bụng, trong đó có ung thư dạ dày.
- Chụp CT: nhằm xác định vị trí, kích thước và mức độ xâm lấn, giai đoạn bệnh cụ thể.
Tiến hành tầm soát ung thư dạ dày là thực hiện các thăm khám, xét nghiệm, chẩn đoán chuyên sâu nhằm đánh giá tình trạng sức khỏe, phát hiện sớm ung thư ngay từ khi chưa gây ra triệu chứng.
- Tìm hiểu thêm bệnh u dạ dày lành tính tại website https://ungbuouvietnam.com/