Các chuyên gia ước tính rằng khoảng 1/3 trường hợp ung thư ở người lớn có liên quan tới lối sống – yếu tố mà chúng ta có thể kiểm soát và thay đổi. Do đó việc tăng cường, duy trì những thói quen lành mạnh và loại bỏ các thói quen có hại cho sức khỏe sẽ làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư.
Dưới đây là 7 thói quen lành mạnh mà bạn nên tuân thủ để đẩy lùi nguy cơ ung thư:
1. Không hút thuốc
Hút thuốc là là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ung thư phổi. Tại Mỹ, ung thư phổi có tỷ lệ tử vong cao nhất trong các loại bệnh ung thư, khoảng 160.000 người/năm. Phần lớn các ca tử vong là do hút thuốc lá.
Ngoài ra hút thuốc cũng liên quan tới hơn 10 loại ung thư khác và chiếm 30% các trường hợp tử vong do ung thư nói chung.
Một nghiên cứu trong tạp chí của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ (năm 2010) cho biết những người hút thuốc cắt giảm từ 10 – 20 điếu thuốc/ngày sẽ làm giảm 27% nguy cơ mắc ung thư phổi.
Những người không hút thuốc nhưng thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá từ môi trường xung quanh, cũng có nguy cơ ung thư. Cụ thể khoảng 3.000 trường hợp ung thư phổi mỗi năm là hậu quả của việc tiếp xúc với khói thuốc lá.
Do đó nên bỏ thuốc để hạn chế rủi ro phát triển bệnh ung thư của bản thân cũng như những người xung quanh.
2. Duy trì cân nặng hợp lý
Béo phì, thừa cân là thủ phạm đứng sau khoảng 14% các ca tử vong do ung thư mỗi năm. Những người bị béo phì, thừa cân có nguy cơ cao mắc các bệnh ung thư như ung thư thực quản, tụy, túi mật, vú, nội mạc tử cung và thận.
Vì vậy chúng ta nên duy trì mức cân nặng hợp lý bằng chế độ ăn uống lành mạnh và thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.
3. Thường xuyên vận động
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hoạt động thể chất giúp ngăn ngừa nhiều loại ung thư. Tập luyện thể dục thường xuyên có thể cắt giảm nguy cơ mắc một số loại ung thư phổ biến từ 30 – 50%.
4. Ăn uống khoa học
Một số thực phẩm có thể giúp ngăn ngừa một số loại bệnh ung thư khác nhau, ví dụ như cà chua, dưa hấu và các loại thực phẩm có chứa lycopene giúp làm giảm nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt.
Nhiều nghiên cứu cũng phát hiện thấy các chế độ ăn uống từ thực vật, nhiều rau quả, trái cây, cá, sữa ít béo và các loại thịt nạc có tác dụng phòng chống ung thư.
5. Hạn chế uống rượu
Rượu giống như một con dao hai lưỡi đối với sức khỏe. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy rằng một số loại rượu như vang đỏ có tác dụng tích cực đối với sức khỏe tim mạch.
Nhưng mặt khác, uống rượu quá mức lại làm tăng nguy cơ ung thư. Tiêu thụ càng nhiều rượu, thì nguy cơ ung thư càng cao, đặc biệt là ung thư vòm họng, ung thư vú…
Do đó các chuyên gia y tế khuyến cáo nên hạn chế uống rượu để phòng tránh ung thư.
6. Giảm stress
Stress, căng thẳng là một trong những yếu tố nguy cơ có liên quan tới sự phát triển của bệnh ung thư. Tăng cường vận động, viết nhật ký, tham gia một lớp tập yoga, ngủ đủ giấc, tập thiền, massage… là những biện pháp giải tỏa căng thẳng rất hiệu quả mà chúng ta có thể áp dụng.
7. Hiểu rõ về tiền sử mắc bệnh của gia đình
Nếu trong gia đình có thành viên đã từng bị một số loại bệnh ung thư như ung thư vú, buồng trứng, gan… thì nguy cơ mắc bệnh của bạn cao hơn bình thường. Do đó, cần phải hiểu rõ tiền sử mắc bệnh của gia đình để có các biện pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro kịp thời.
Bài viết liên quan
- Cơ sở vật chất, hệ thống thiết bị y tế hiện đại
- Các bác sĩ giỏi chuyên khoa Ung bướu trực tiếp khám
- Tư vấn điều trị ung thư với các bác sĩ hàng đầu Singapore
- Thanh toán BHYT theo quy định của Nhà nước. Quy trình khám bệnh và điều trị khép kín, tiết kiệm thời gian
- Thuốc điều trị ung thư được nhập khẩu chính hãng, giảm tối đa tác dụng phụ
Bác sĩ tư vấn 24/7: