Chỉ có người lớn tuổi mới mắc ung thư vú
Tại nước ta, lứa tuổi trẻ từ 31 – 36 tuổi mắc ung thư vú ngày càng cao, cao hơn các nước châu Âu, châu Mỹ.
Ngoài ra, những người có tiền sử gia đình mắc ung thư vú/buồng trứng, thừa cân hay béo phì, có lối sống kém lành mạnh… cũng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vú cao hơn người bình thường.
Có khối u ở vú tức là bị ung thư vú
Nổi cục u ở vú có thể là dấu hiệu ung thư vú hoặc các điều kiện sức khỏe khác như u xơ tuyến vú. Do vậy, cần thăm khám tại các cơ sở y tế uy tín để tìm ra nguyên nhân chính xác và điều trị kịp thời. Không thể chỉ dựa vào biểu hiện này để kết luận ung thư vú.
Ung thư vú không thể chữa khỏi
Ung thư vú là một trong những loại ung thư có khả năng chữa khỏi cao nhất nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Cụ thể, bệnh nhân ung thư vú giai đoạn sớm lên tới gần 96%. Ở giai đoạn 2, tỉ lệ sống là 85% ; ở giai đoạn 3, tỉ lệ sống sau 5 năm là 67%, giai đoạn 4, tỉ lệ này là 21%.

Ung thư vú là một trong những loại ung thư có khả năng chữa khỏi cao nhất nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách.
Bệnh nhân ung thư vú không thể sinh con
Bệnh nhân ung thư vú sau khi điều trị khỏi hoàn toàn vẫn có thể mang thai, sinh con. Tuy nhiên, các bệnh nhân ung thư vú cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị trực tiếp trước khi đưa ra quyết định mang thai.
Ung thư vú không tái phát
Sau khi điều trị, ung thư vú vẫn có nguy cơ tái phát. Do vậy, theo dõi là cần thiết để kiểm tra ung thư tái phát, lây lan, cũng như quản lý đối với các tác dụng phụ có thể có của các phương pháp điều trị. Theo dõi có thể bao gồm khám lâm sàng toàn thân, chụp X-quang tuyến vú, xét nghiệm máu định kỳ…
Con gái của bệnh nhân ung thư vú sẽ bị di truyền
Ung thư vú là loại ung thư thường gặp ở nữ giới nhưng không có nghĩa gia đình có người bị ung thư vú thì con gái chắc chắn sẽ mắc bệnh. Dù vậy các chuyên gia khuyến cáo, nếu có mẹ bị ung thư vú thì nên tầm soát bằng xét nghiệm lâm sàng ở thời điểm sớm hơn độ tuổi người mẹ phát hiện bệnh. Chẳng hạn mẹ bị ung thư vú lúc 42 tuổi thì con gái nên làm xét nghiệm kiểm tra khi 37 tuổi.
Không thể phát hiện sớm ung thư vú
Tầm soát ung thư vú được khuyến cáo cho tất cả các phụ nữ trưởng thành, đặc biệt là các phụ nữ từ 30 tuổi trở lên; có tiền sử gia đình có người mắc ung thư buồng trứng, ung thư vú hoặc có dấu hiệu bất thường tại vú như sờ thấy u, tiết dịch bất thường đầu núm vú, tụt núm vú, đau vú, hạch bất thường…
- Tham khảo ung thư vú giai đoạn 2 sống được bao lâu tại website https://ungbuouvietnam.com/