Ung thư đại tràng là một trong những căn bệnh ung thư phổ biến nhất của đường tiêu hóa. Để bảo vệ chính mình và những người thân yêu trước nguy cơ mắc bệnh, bạn có thể tham khảo 9 biện pháp giúp phòng chống ung thư đại tràng sau đây.

1. Tới ngay bệnh viện để kiểm tra khi phát hiện các triệu chứng ung thư đại tràng

chay-mau (4)

Các triệu chứng cảnh báo ung thư đại tràng như đại tiện phân có lẫn máu, giảm cân, chuột rút, vv…

Ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư đại tràng thường không rõ ràng. Tuy nhiên ở giai đoạn sau, khi bệnh đã bắt đầu tiến triển, người bệnh có thể bị chuột rút, giảm cân không rõ lý do, đại tiện phân có lẫn máu. Khi phát hiện thấy những thay đổi bất thường nêu trên, cần tới ngay bệnh viện để được kiểm ta và chẩn đoán bệnh kịp thời.

2. Tầm soát ung thư đại tràng từ 40 tuổi

noi-soi-dai-trang

Nội soi đại tràng được khuyến khích cho những người ở độ tuổi trên 50, giúp phát hiện những bất thường trong đại tràng.

Khoảng 90% người được chẩn đoán mắc ung thư đại tràng là từ 40 tuổi trở lên. Tầm soát ung thư đại tràng là một trong những biện pháp hiệu quả nhất để phòng chống ung thư đại tràng. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh như: gia đình có tiền sử mắc ung thư đại tràng, gia đình có hội chứng di truyền đa polyp, người bị viêm đại tràng, vv… nên tầm soát ung thư trước 40 tuổi, tùy theo lời khuyên của bác sĩ.

3. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng

che-do-an-uong-3

Để hạn chế rủi ro phát triển ung thư đại tràng, nên ăn nhiều trái cây và rau quả, tránh ăn thịt đỏ và đồ chế biến sẵn.

Chế độ ăn uống giàu chất béo và cholesterol (từ động vật) có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng. Để hạn chế rủi ro phát triển ung thư đại tràng, nên ăn nhiều trái cây và rau quả, tránh ăn thịt đỏ và đồ chế biến sẵn.

4. Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh

Nghiên cứu chỉ ra rằng béo phì làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng và một số bệnh ung thư khác. Do đó cần ăn uống khoa học kết hợp với luyện tập thể dục, thể thao thường xuyên để kiểm soát cân nặng, phòng chống ung thư đại tràng.

5. Thường xuyên hoạt động thể chất

phong-chong-ung-thu

Nghiên cứu chỉ đã ra rằng tập thể dục giúp làm giảm 40% nguy cơ ung thư đại tràng.

Nghiên cứu chỉ đã ra rằng tập thể dục giúp làm giảm 40% nguy cơ ung thư đại tràng. Tập thể dục cũng làm giảm béo phì và tiểu đường – 2 yếu tố nguy cơ gây ung thư đại tràng.

6. Hiểu rõ về tiền sử mắc bệnh của gia đình

Nếu trong gia đình có người mắc ung thư đại tràng, thì những người có quan hệ huyết thống gần nhất sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với bình thường. Do đó với những đối tượng có tiền sử gia đình bị ung thư đại tràng, cần tầm soát ung thư đại tràng định kỳ hàng năm và tham khảo ý kiến của bác sĩ để có các biện pháp hạn chế nguy cơ phát triển bệnh.

7. Thông báo cho bác sĩ biết về tiền sử mắc bệnh của cá nhân

Những người đã từng bị ung thư đại tràng, polyp đại tràng, các bệnh lý viêm ruột có nguy cao mắc ung thư đại tràng. Để giảm thiểu nguy cơ, người bệnh nên cho bác sĩ biết về tiền sử mắc bệnh của mình để xây dựng kế hoạch phòng chống ung thư đại tràng.

8. Không hút thuốc

Hút thuốc làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng. Do khi hút thuốc, các chất độc hại gây ung thư đại tràng có trong khói thuốc lá sẽ đi vào cơ thể. Đồng thời hút thuốc cũng làm tăng kích thước các polyp đại tràng.

9. Xét nghiệm di truyền

Một số bệnh di truyền hiếm gặp như đa polyp tuyến gia đình (FAP) và ung thư đại tràng di truyền không do polyp (HNPCC) có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng. Do đó nếu trong gia đình bạn có người mắc FAP hoặc HNPCC, nên thực hiện các xét nghiệm di truyền để xác định xem mình có nguy cơ mắc bệnh hay không. Trên cơ sở đó, tham khảo ý kiến của các bác sĩ để có biện pháp hạn chế rủi ro phát triển ung thư đại tràng.

Để đặt lịch tầm soát ung thư đại trực tràng, vui lòng liên hệ Tổng đài 1900 55 88 96/ hotline: 0904.970.909.