Các nhà khoa học đã tìm thấy một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng phát triển ung thư dạ dày. Một số yếu tố nguy cơ có thể được kiểm soát, một số nguy cơ không thể.
Ai có nguy cơ mắc ung thư dạ dày?
Những người có một hay nhiều nguy cơ dưới đây, có nhiều khả năng mắc ung thư dạ dày hơn những người khác:
Nhiễm vi khuẩn: Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori) là một nguyên nhân chính gây ung thư dạ dày. Nhiễm lâu dài với vi khuẩn này có thể dẫn đến viêm và tiền ung thư để thay đổi các lớp bên trong của dạ dày. Vi khuẩn này cũng liên quan với một số loại u lympho của dạ dày. Nhưng hầu hết những người nhiễm H.pylori không mắc ung thư, mà chỉ có một số ít mắc bệnh.
Giới tính: ung thư dạ dày phổ biến hơn ở nam giới hơn phụ nữ.
Tuổi tác: Có sự gia tăng mạnh đối với tỷ lệ mắc ung thư dạ dày sau độ tuổi 50. Hầu hết người bệnh được chẩn đoán ở độ tuổi trên 60.
Dân tộc: Tại Hoa Kỳ, ung thư dạ dày là phổ biến hơn ở người Mỹ gốc Tây Ban Nha và người Mỹ gốc châu Phi hơn ở người da trắng không phải gốc Tây Ban Nha. Bệnh ung thư dạ dày cũng phổ biến nhất ở Châu Á và đảo Thái Bình Dương.
Khu vực sống: Ung thư dạ dày phổ biến nhất ở Nhật Bản, Trung Quốc, Đông và Nam Âu, Nam và Trung Mỹ. Bệnh này ít phổ biến ở Bắc và Tây Phi, Melanesia, Nam Trung Á và Bắc Mỹ.
Chế độ ăn uống: Chế độ ăn nhiều loại thực phẩm hun khói, cá và các loại thịt ướp muối, và rau muối có liên quan tới ung thư dạ dày. Mặt khác, ăn sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt và các loại trái cây tươi, rau quả có chứa vitamin A và C giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày.
Sử dụng thuốc lá: Hút thuốc lá tăng gấp đôi nguy cơ ung thư dạ dày.
Béo phì: Thừa cân (béo phì) là một nguyên nhân có thể dẫn tới bệnh ung thư ở các phần trên của dạ dày, nhưng chưa được chứng minh rõ ràng.
Từng phẫu thuật dạ dày trước đó: Ung thư dạ dày có nhiều khả năng được tìm thấy ở những người đã từng phải loại bỏ một phần của dạ dày để điều trị các vấn đề khác, chẳng hạn như loét dạ dày.
Thiếu máu ác tính: Đối với bệnh thiếu máu ác tính, dạ dày không tạo đủ một protein, cho phép cơ thể hấp thu vitamin B12 từ thực phẩm. Điều này có thể dẫn đến sự thiếu hụt của các tế bào máu đỏ (thiếu máu). Bệnh nhân mắc bệnh này cũng gia tăng nguy cơ ung thư dạ dày.
Bệnh Menetrier: căn bệnh hiếm gặp này liên quan đến những thay đổi trong niêm mạc dạ dày có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư dạ dày.
Nhóm máu A: Những người có nhóm máu A có nguy cơ bị ung thư dạ dày cao hơn các nhóm máu khác.
Tiền sử gia đình: Những người có nhiều người thân, những người đã bị ung thư dạ dày có nhiều khả năng mắc bệnh này. Ngoài ra, một số gia đình có một sự thay đổi gen (đột biến) khiến họ có nguy cơ lớn hơn với bệnh ung thư đại trực tràng, cũng như ung thư dạ dày.
Một số loại polyp dạ dày: Hầu hết các polyp không làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày. Nhưng có một loại (gọi là polyp u tuyến hoặc u tuyến) đôi khi phát triển thành ung thư dạ dày.
Nhiễm virus Epstein-Barr: virus này được tìm thấy trong các trường hợp bệnh ung thư dạ dày.
Làm việc tại một số môi trường: Công nhân trong ngành ghề than đá, kim loại, và các ngành công nghiệp cao su có nguy cơ cao bị ung thư dạ dày.
Để tìm hiểu chuyên sâu về bệnh ung thư, hay đặt lịch tư vấn và điều trị, bạn vui lòng liên hệ theo địa chỉ dưới đây:
Khoa ung bướu – Singapore
Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc
Địa chỉ: 286 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: 0907.245.888 / hoặc (04) 383 55555
Fax: (04) 383 55555
Email: scc@thucuchospital.vn