Ung thư cổ tử cung là bệnh nguy hiểm thường gặp ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Virus HPV được coi là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung. Virus này có thể lây lan qua quan hệ tình dục không an toàn, quan hệ với nhiều người.
Các khuyến cáo về tầm soát ung thư cổ tử cung:
Đối tượng cần tầm soát ung thư cổ tử cung
- Tầm soát ung thư cổ tử cung nên được áp dụng cho phụ nữ từ 30 tuổi trở lên bởi ở độ tuổi này, nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung rất cao
- Phụ nữ dưới 30 tuổi nếu có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao như: quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều người và quan hệ tình dục không an toàn; phụ nữ sinh nở nhiều lần và bị nhiễm virus HPV
- Những người có các dấu hiệu bất thường ở vùng kín như chảy máu âm đạo, đau xương chậu, đau khi quan hệ tình dục hoặc tiết dịch âm đạo bất thường, tiểu đau, nước tiểu đục, táo bón mạn tính…
- Phụ nữ đã tiêm vắc-xin phòng HPV nhưng vẫn có khả năng mắc bệnh nên vẫn cần sàng lọc sớm ung thư cổ tử cung.
- Một số phụ nữ cần sàng lọc thường xuyên hơn bao gồm những phụ nữ đã từng bị ung thư cổ tử cung, phụ nữ dương tính với HIV, phụ nữ suy giảm hệ miễn dịch…

Phụ nữ trên 30 tuổi hoặc dưới 30 và có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh, triệu chứng bất thường cần tầm soát sớm ung thư cổ tử cung
Những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nêu trên cần chủ động tầm soát ung thư cổ tử cung càng sớm càng tốt.
Thời gian nên tầm soát ung thư cổ tử cung
- Chị em từ 30-65 tuổi có kết quả xét nghiệm Pap và HPV bình thường nên sàng lọc 5 năm/lần. Nếu chỉ thực hiện xét nghiệm Pap thì nên làm xét nghiệm 3 năm/lần.
- Chị em độ tuổi từ 21-29 nên sàng lọc ung thư cổ tử cung 3 năm/lần.
- Chị em dưới 21 tuổi không cần sàng lọc vì ung thư cổ tử cung hiếm gặp ở độ tuổi này.
- Chị em từ 65 tuổi trở lên không cần sàng lọc nếu không có tiền sử ung thư cổ tử cung và có 3 kết quả xét nghiệm Pap bình thường liên tiếp. Hoặc hai kết quả xét nghiệm Pap và HPV bình thường liên tiếp trong giai đoạn 10 năm, xét nghiệm mới nhất được làm trong vòng 5 năm qua.
- Chị em ở bất kỳ độ tuổi nào đã phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung toàn phần và không có tiền sử ung thư cổ tử cung cũng không cần sàng lọc ung thư cổ tử cung định kỳ.

Tùy vào từng độ tuổi và tiền sử bệnh của mỗi người mà có thời gian tầm soát ung thư cổ tử cung phù hợp
Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung
Hiện nay có nhiều đơn vị y tế thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung. Để có kết quả chính xác và nhanh chóng nhất, chị em cần lựa chọn các địa chỉ uy tín.
Các xét nghiệm cần làm để tầm soát ung thư cổ tử cung bao gồm:
- Xét nghiệm HPV: phát hiện nhiễm tuýp virus HPV có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung và các bệnh lý phụ khoa lây truyền qua đường tình dục
- Test Thinprep: tầm soát ung thư cổ tử cung
- Xét nghiệm máu tìm chất chỉ điểm ung thư SCC: phát hiện và theo dõi ung thư cổ tử cung
Ngoài các xét nghiệm máu và xét nghiệm tế bào nêu trên, để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, chị em cũng cần làm thêm các chẩn đoán chuyên sâu khác như:
- Siêu âm ổ bụng: phát hiện một số bệnh lý ở ổ bụng
- Siêu âm tử cung phần phụ qua đường âm đạo (dành cho nữ giới đã quan hệ tình dục) nhằm phát hiện bất thường ở tử cung phần phụ.
Luôn đồng hành cùng người bệnh trong cuộc chiến chống ung thư, bệnh viện Thu Cúc đã đầu tư mạnh mẽ trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất, đội ngũ y bác sĩ trong nước và quốc tế giúp phát hiện và điều trị hiệu quả các bệnh lý ung thư.
Với ung thư cổ tử cung, bệnh viện có xây dựng gói khám tầm soát ung thư cổ tử cung, với đầy đủ các danh mục khám và chi phí hợp lý. Xem chi tiết gói khám Tại đây
Đặc biệt, nếu có dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung, chị em sẽ được tư vấn điều trị trực tiếp với TS. BS See Hui Ti – chuyên gia ung bướu hàng đầu Singapore, đang công tác tại bệnh viện Thu Cúc. Bác sĩ đã giúp chữa trị thành công nhiều ca mắc ung thư vú, ung thư phụ khoa ở nữ giới.
- Chia sẻ gói tầm soát ung thư cổ tử cung tại website https://ungbuouvietnam.com/