Người bệnh ung thư bạch cầu thường được điều trị kết hợp với nhiều phương pháp khác nhau. Cách chữa bệnh ung thư bạch cầu phổ biến nhất là hóa trị, xạ trị, liệu pháp nhắm mục tiêu, ghép tế bào gốc, liệu pháp sinh học, và phẫu thuật.
Hóa trị. Hóa trị là cách chữa bệnh ung thư bạch cầu phổ biến nhất. Hầu hết mọi người bị bệnh bạch cầu (đặc biệt là ung thư máu cấp tính) được điều trị bằng hóa trị liệu. Liệu pháp này sử dụng các loại thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Thuốc có thể là dạng viên nang, truyền tĩnh mạch. Đây là phương pháp điều trị hệ thống, nó phá hủy các tế bào ung thư trong toàn bộ cơ thể.
Xạ trị. Mục đích của bức xạ là giết chết tế bào ung thư bằng cách sử dụng X-quang. Phương pháp này đôi khi được sử dụng kết hợp với hóa trị liệu hoặc ghép tủy xương. Người bệnh có thể nhận được bức xạ trên toàn bộ cơ thể, được gọi là chiếu xạ toàn thân (TBI) hoặc bức xạ một phần. Đôi khi bức xạ được sử dụng để điều trị bệnh bạch cầu ở não hoặc để ngăn chặn lây lan tới não.
Liệu pháp nhắm mục tiêu. Đây là phương pháp điều trị mới. Nó sử dụng các loại thuốc để tấn công các tế bào ung thư cụ thể, do đó phương pháp này gây ra ít tác dụng phụ hơn so với phương pháp điều trị khác. Đây thường là phương pháp điều trị đầu tiên được sử dụng cho CML.
Cấy ghép tế bào gốc. Mục tiêu của điều trị này là giết càng nhiều tế bào ung thư càng tốt bằng cách sử dụng liều rất cao của hóa trị và xạ trị. Sau khi được điều trị bằng hóa, xạ trị liều cao, máu cần được thay thế bằng các tế bào gốc khỏe mạnh mới.
Các tế bào gốc mới có thể lấy từ tủy xương hoặc máu của người hiến tặng, gọi là cấy ghép đồng loại. Hoặc các tế bào gốc có thể đến từ máu hoặc tuỷ xương của chính người bệnh, được gọi là ghép tự thân. Trong trường hợp cấy ghép tự thân, các tế bào gốc được thu thập và lưu trữ trước khi điều trị bằng hóa trị liều cao.
Tuy nhiên, phương pháp cấy ghép tế bào gốc chưa được sử dụng rộng rãi, đặc biệt Việt Nam chưa áp dụng phương pháp điều trị này.
Liệu pháp sinh học. Mục tiêu của điều trị này là để giúp cho hệ thống miễn dịch của người bệnh có khả năng chống lại các bệnh bạch cầu.
Phẫu thuật. Phương pháp này ít được sử dụng thường xuyên cho bệnh bạch cầu. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ thực hiện phẫu thuật để loại bỏ lá lách bị sưng.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Bệnh viện Thu Cúc hiện tại chưa triển khai điều trị ung thư bạch cầu.