Chế độ dinh dưỡng cho trẻ mắc bệnh bạch cầu

Dinh dưỡng là một phần quan trọng trong điều trị bệnh bạch cầu ở trẻ em bởi dinh dưỡng tốt sẽ cung cấp nhiên liệu cho cơ thể để sửa chữa và thay thế các tế bào bị hư hại. Nếu trẻ có chế độ dinh dưỡng đầy đủ sẽ có kết quả điều trị tốt hơn, ít tác dụng phụ hơn, duy trì cân nặng hoặc tăng cân, phục hồi nhanh hơn và có nhiều năng lượng.

Bốn nhóm thực phẩm trong chế độ dinh dưỡng của trẻ

che-do-dinh-duong-1

Bốn nhóm thực phẩm cần thiết trong chế độ dinh dưỡng của trẻ mắc bệnh bạch cầu.

Bốn nhóm thực phẩm cần thiết trong chế độ dinh dưỡng của trẻ mắc bệnh bạch cầu là:

–         4-8 phần trái cây và rau quả

–         3-7 phần sản phẩm của ngũ cốc

–         2-4 phần các sản phẩm của sữa

–         1-3 khẩu phần thịt

Chế độ dinh dưỡng để đối phó với tác dụng phụ của hóa trị

Trong quá trình điều trị hóa trị, trẻ có thể gặp một số tác dụng phụ. Dưới đây là một số lời khuyên dinh dưỡng để đối phó với các tác dụng phụ phổ biến.

che-do-dinh-duong-2

Nên cho trẻ uống nước thường xuyên trong suốt cả ngày.

Đối phó với buồn nôn và ói mửa:

–         Nếu trẻ bị buồn nôn, cha mẹ nên tránh cho trẻ nằm thẳng lưng trên mặt phẳng sau khi ăn. Thay vào đó, hãy để trẻ ngồi hoặc nằm gối đầu cao.

–         Trẻ nên ăn nhiều bữa ăn nhỏ, thường xuyên

–         Ăn bánh khô hay bánh mì nướng, đặc biệt là trước khi di chuyển, chẳng hạn như khi ra khỏi giường.

–         Cha mẹ nên cho trẻ ăn những thức ăn để nguội để giảm bớt mùi thức ăn (một số trẻ em trở nên nhạy cảm với thức ăn có mùi trong khi điều trị).

–         Ăn các thực phẩm ít chất béo như các loại rau nấu chín, trái cây đóng hộp, thịt gà không da, trái cây, kem, bánh quy, bánh mì nướng, bánh quy giòn, bánh xốp và vani.

–         Uống nước lọc hoặc kem, nước ép trái cây.

–         Trẻ nên uống nước thường xuyên trong suốt cả ngày.

–         Tránh những thức ăn cay, quá ngọt, nhiều chất béo, thức ăn có nhiều mùi để trẻ không bị buồn nôn.

che-do-dinh-duong

An toàn thực phẩm là điều rất quan trọng đối với trẻ mắc bệnh bạch cầu vì hệ miễn dịch của trẻ bị suy giảm.

Đối phó với tình trạng giảm cân:

Hóa trị cũng có thể khiến trẻ bị sụt cân trong khi điều trị. Trong trường hợp này, bạn nên chọn thực phẩm giàu Calo, chứa hàm lượng protein cao, và cho trẻ ăn nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày. Tránh các thức ăn có hàm lượng calo thấp.

Đối phó với táo bón:

Một số loại thuốc hóa trị có thể gây táo bón. Nếu trẻ bị táo bón do hóa trị, bạn nên:

–         Cho trẻ uống nhiều nước hơn

Cho trẻ ăn những thực phẩm giàu chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, trái cây, rau, vv…

–         Khuyến khích con hoạt động nhiều hơn

Lưu ý: Trẻ mắc bệnh bạch cầu, số lượng tế bào bạch cầu bị giảm mạnh, làm suy yếu hệ miễn dịch của trẻ. Do đó, trẻ rất dễ bị tấn công bởi các virus, vi khuẩn… An toàn thực phẩm là điều rất quan trọng, cha mẹ nên chọn những thực phẩm sạch, cho trẻ rửa tay sạch sẽ trước và sau khi ăn, rửa sạch bề mặt của các vật dụng để chuẩn bị món ăn như dao, thớt,…

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Lưu ý: *Những thông tin trên đây chỉ mang tính chất tham khảo. Để biết thêm thông tin chi tiết và chính xác, vui lòng liên hệ hoặc để được tư vấn cụ thể.
Lý do bạn nên chọn Bệnh viện Thu Cúc
  • form-tu-van-1
    01Xây dựng gói khám khoa học, phù hợp với nhiều đối tượng
  • form-tu-van-2
    02Đội ngũ bác sĩ đầu ngành ung bướu
  • form-tu-van-3
    03Tư vấn điều trị ung thư trực tiếp với bác sĩ Singapore
  • form-tu-van-4
    04Bệnh viện khách sạn hướng tới đạt chuẩn quốc tế
  • form-tu-van-5
    05Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại
  • form-tu-van-6
    06Dịch vụ đặt hẹn nhanh chóng, chăm sóc người bệnh chuyên nghiệp
Tầm soát: 0902 223 864
Điều trị: 0907 245 888