Độ tuổi nào nên tầm soát ung thư trực tràng
Tầm soát ung thư trực tràng là việc thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán để phát hiện sớm mầm mống ung thư ở giai đoạn sớm khi chưa có biểu hiện cụ thể ra bên ngoài. Qua tầm soát ung thư trực tràng, bác sĩ có thể phát hiện polyp trực tràng – tổn thương tiền ung thư và các tổn thương khác hoặc khối u bên trong trực tràng.

Ung thư trực tràng là bệnh thường gặp ở đường tiêu hóa, gây nguy hiểm tới tính mạng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời
Đối tượng nào nên tầm soát ung thư đại trực tràng
Đây là một trong những câu hỏi được nhiều người quan tâm, tìm hiểu. Theo các chuyên gia y tế, tất cả những người trưởng thành đều thực hiện tầm soát ung thư trực tràng, đặc biệt là những người trên 40 tuổi hoặc dưới 40 tuổi nhưng có nguy cơ mắc bệnh cao như:
- Có chế độ ăn nhiều thịt đỏ
- Người thừa cân – béo phì
- Người ít vận động
- Người nghiện rượu bia
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư đại trực tràng
- Người có polyp gia đình
- Những người có các dấu hiệu bất thường như đau bụng, đi ngoài ra máu, đi ngoài phân hẹp hơn bình thường, hay bị táo bón, sụt cân không rõ nguyên nhân…
Việc tầm soát ung thư trực tràng sẽ giúp phát hiện sớm bệnh ngay từ khi chưa có triệu chứng cụ thể. Thông qua việc tầm soát ung thư bác sĩ sẽ giúp đánh giá được tình trạng sức khỏe và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Tầm soát ung thư trực tràng như thế nào
Để tầm soát, phát hiện sớm ung thư trực tràng, bạn cần tới các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để bác sĩ thăm khám cụ thể.
- Khám lâm sàng: bác sĩ sẽ thăm khám kỹ lưỡng tình trạng sức khỏe, tìm kiếm những bất thường trên cơ thể như đau vùng bụng, hỏi tiền sử bản thân và gia đình và chỉ định làm thêm các xét nghiệm cụ thể nhằm chẩn đoán chính xác bệnh.
- Xét nghiệm máu tìm dấu ấn ung thư đại trực tràng như CEA, CA 19-9: Ở người bình thường nồng độ CEA là 0-5 ng/ml. CA 19-9 ở người bình thường là < 37 U/ml. Khi mắc ung thư đại trực tràng, 2 chỉ số này tăng cao. Tuy nhiên chỉ số CEA, CA 19-9 tăng cao chưa thể khẳng định chắc chắn bạn mắc ung thư vì nó cũng có thể tăng ở nhiều bệnh lý lành tính khác, nhưng qua xét nghiệm dấu ấn ung thư bác sĩ sẽ căn cứ vào đó để chỉ định làm thêm các chẩn đoán chuyên sâu khác.
- Siêu âm: phương pháp thăm khám này giúp bác sĩ quan sát toàn bộ ổ bụng bằng máy siêu âm hiện đại, độ chính xác cao, phát hiện u đại tràng, hạch ổ bụng…
- Nội soi đại, trực tràng: bác sĩ sẽ sử dụng ống nội soi đưa vào cơ thể qua hậu môn để quan sát toàn bộ bên trong trực tràng. Nội soi trực tràng phát hiện tổn thương tại trực tràng và cả đoạn đại tràng xích ma, kết hợp sinh thiết để chẩn đoán mô bệnh học.
Ngoài ra, khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư, người bệnh cần tiến hành chụp CT hoặc MRI để đánh giá giai đoạn bệnh cụ thể. Tùy thuộc vào mức độ bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.
Nên tầm soát ung thư trực tràng ở đâu
Vấn đề ở hậu môn trực tràng là điều khó nói của nhiều người, vì thế mà rất nhiều trường hợp chủ quan không đi khám và phát hiện sớm bệnh. Những bất thường ở trực tràng theo thời gian có thể tiến triển thành ung thư, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe.
Chính vì thế, tầm soát ung thư trực tràng được khuyến khích thực hiện định kỳ. Vậy nên tầm soát ung thư trực tràng ở đâu uy tín?
Hiểu được tầm quan trọng của việc tầm soát, phát hiện sớm ung thư, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đã nghiên cứu và xây dựng nhiều gói khám tầm soát ung thư từ cơ bản tới nâng cao, riêng lẻ từng bộ phận để phù hợp với độ tuổi, giới tính và tình trạng sức khỏe từng người.
Đặc biệt, nếu có dấu hiệu mắc ung thư trực tràng, bạn sẽ được tư vấn điều trị với chuyên gia ung bướu hàng đầu Singapore như TS. BS Zee Ying Kiat đang công tác tại bệnh viện Thu Cúc. Bác sĩ đã giúp chữa trị thành công nhiều ca mắc ung thư đường tiêu hóa tại Việt Nam.
- CHIA SẺ Gói tầm soát ung thư đại trực tràng tại website https://ungbuouvietnam.com/