Tâm trạng của trẻ khi biết tin bị bệnh
Ung thư phổi là bệnh ung thư phổ biến và rất nguy hiểm. Khi nghe tin mắc ung thư phổi, bệnh nhân thường trải qua các cảm xúc khác nhau như:
- Sốc, sợ hãi và hoài nghi: đây là cảm giác phổ biến nhất. Mắc bệnh ung thư phổi là nỗi ám ảnh kinh hoàng, khó ai có thể chấp nhận được. Bệnh nhân có thể nghĩ rằng các bác sĩ đã chẩn đoán sai.
- Đau buồn, lo âu, phiền muộn: bệnh nhân lo lắng rằng việc điều trị khó khăn, không hiệu quả, ảnh hưởng tới gia đình…
- Dễ tổn thương, giận dữ và thất vọng: tội lỗi là một cảm xúc phổ biến khác thường đi kèm với sự tức giận và thất vọng. Bệnh nhân ung thư phổi có thể đổ lỗi cho tất cả những thói quen xấu của bạn đã làm tổn hại cơ thể mình.
- Cảm giác bị cô lập
- Trầm cảm
Một nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, có đến 29% bệnh nhân ung thư phổi tham gia khảo sát bị trầm cảm. Với trẻ nhỏ, các bác sĩ đã chỉ ra những dấu hiệu rõ ràng để xác định có trầm cảm bao gồm:
- Tâm trạng không ổn và không vui
- Hay khóc hoặc dễ bị kích động mà không có nguyên nhân cụ thể.
Do vậy mà các bố mẹ nên để ý bất kỳ thay đổi nào trong hành vi và cảm xúc của trẻ. Nếu thấy dấu hiệu bất thường cần báo với bác sĩ ngay.
Làm sao giúp trẻ bị ung thư phổi đối phó với trầm cảm?
Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị phù hợp:
- Sử dụng thuốc: thuốc chống trầm cảm có thể rất hiệu quả, nhưng bạn nên thảo luận với bác sĩ trước khi cho trẻ uống thuốc vì có thể thuốc này sẽ có tương tác với bất kỳ thuốc nào điều trị ung thư phổi.
- Hỗ trợ từ gia đình: gia đình, bạn bè, người thân cần nói chuyện với trẻ, tìm hiểu những gì đang làm xáo trộn chúng và đừng cố phớt lờ đi các vấn đề của chúng. Ngoài việc nhắc nhở bệnh nhân dùng thuốc hàng ngày, gia đình cần thấu hiểu nỗi đau của họ và có những việc làm thiết thực để nâng đỡ họ sống lạc quan, sinh hoạt lành mạnh.
- Bác sĩ tâm lý: có thể sử dụng sự trợ giúp của bác sĩ hoặc chuyên gia tâm lý để tìm hiểu cách giao tiếp phù hợp với con. Trong một số trường hợp, bệnh nhân được điều trị bằng hình thức đối thoại sẽ giúp họ nhận ra nguyên nhân trầm cảm và hợp tác tốt hơn khi có yêu cầu điều trị.
Nếu trong gia đình bạn không may có trẻ nhỏ mắc ung thư phổi, bạn có thể giúp đỡ con bằng cách khiến chúng cảm thấy được quan tâm và yêu thương. Trong cuộc chiến với ung thư, bệnh nhân luôn cần có sự hỗ trợ tích cực của bạn bè, gia đình và các bác sĩ điều trị bên cạnh.