Theo các số liệu thống kê, 30% số ca mắc ung thư có nguyên nhân bắt nguồn từ ăn uống. Một chế độ ăn mất cân bằng, không hợp lý là tác nhân gây ra không chỉ ung thư mà còn nhiều bệnh nguy hiểm khác. Dưới đây là một số nguyên tắc nấu ăn trong gia đình để phòng chống các bệnh ung thư hiệu quả.
1. Đa dạng nguồn nguyên liệu và cách chế biến món ăn
Thông thường, các gia đình có thói quen ăn nhiều và liên tục đối với món ăn hợp khẩu vị, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, thường chỉ ăn những món mà mình thích trong thời gian dài. Tuy nhiên thói quen này có thể gây ra nhiều nguy cơ về sức khỏe cho gia đình. Các chuyên gia khuyến cáo nên lựa chọn các loại thực phẩm khác nhau và phong phú để có thể bổ sung được nhiều dinh dưỡng và vitamin nhất. Trong đó, ưu tiên sử dụng các loại rau, củ, quả, đặc biệt là cà chua, cà rốt, súp lơ… Đây là những những loại rau chứa nhiều chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Bên cạnh việc đa dạng nguồn nguyên liệu chế biến, cách chế biến các món ăn để đảm bảo giữ được lượng vitamin và chất dinh dưỡng cũng cần được lưu ý. Cách nấu tốt nhất cho sức khỏe là hấp, luộc và hầm nhừ. Các món hấp làm chín thực phẩm bằng hơi nước, thức ăn không bị nấu quá chín hoặc bị cháy giúp bảo quản được các chất dinh dưỡng và hạn chế được tối đa lượng chất béo có trong đó.
2. Rửa sạch các loại rau, quả trước khi sử dụng
Hiện nay, các loại thuốc trừ sâu độc hại với cơ thể được dùng rất phổ biến trên các loại rau quả. Bởi vậy, trước khi sử dụng và chế biến, nên rửa sạch các loại rau, củ, quả bằng nước rửa rau quả, sau đó rửa sạch lại với nước sạch một lần nữa để loại bỏ các hóa chất và thuốc trừ sâu trong đó.
Đối với các loại rau họ cải cần dùng số lượng lớn thuốc trừ sâu trong quá trình trồng trọt, nên ngâm trong nước muối loãng khoảng 15 phút trước khi rửa kỹ từng lá dưới vòi nước. Cách này không những loại bỏ được hết thuốc trừ sâu mà còn làm sạch trứng giun, sán và các chất bẩn bám trên rau. Đối với các loại hoa quả, sau khi rửa sạch vẫn nên gọt vỏ trước khi ăn để đảm bảo cỏ thể loại bỏ các chất độc hại.
3. Không ăn thịt sống hoặc chưa chín kỹ
Trong thịt sống có chứa nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe, đặc biệt là sán. Không chỉ vậy, trong quá trình chăn nuôi, vật nuôi được sử dụng nhiều loại thuốc trụ sinh như Pennicillin và tetracyclin để rút ngắn thời gian tăng trưởng. Sau khi giết mổ, các chất hóa học như Sodium Nitrate và Sodium Nitrite cũng được sử dụng để ướp giữ cho thịt tươi lâu. Đây đều là những chất độc hại, ảnh hưởng xấu tới sức khỏe ngay cả khi liều lượng ở mức an toàn cho phép.
Bởi vậy, trước khi chế biến món thịt, cần đảm bảo thịt được rửa sạch với nước và muối, đặc biệt là các loại thịt đỏ. Tuy rằng rửa thịt bằng muối có thể khiến thịt bớt mùi thơm khi chế biến, nhưng đây lại là cách hiệu quả để ngăn ngừa các bệnh ung thư.
4. Hạn chế chất béo
Béo phì là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh ung thư như ung thư vú, cổ tử cung, ung thư tuyến tụy… Ngay cả khi không bị béo phì, việc tiêu thụ nhiều chất béo cũng làm tăng nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư thực quản và dạ dày.
Các bác sĩ khuyến cáo nên giảm lượng chất béo vào cơ thể bằng cách hạn chế mỡ động vật (mỡ lợn, bơ, mỡ bò…) trong các bữa ăn của gia đình, nên sử dụng thịt nạc, nếu là thịt gia cầm thì khi chế biến nên bỏ da.
Lý do bạn nên chọn Bệnh viện Thu Cúc