Những thắc mắc về bệnh ung thư phổi sẽ được các bác sĩ Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc giải đáp.
1. Những ai có thể bị ung thư phổi?
Ung thư phổi thường gặp nhất ở độ tuổi trên 60, và hiếm gặp ở những người dưới 45 tuổi. Cả những người hút thuốc và không hút thuốc (do những nguyên nhân khác) đều có nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, 80% các ca bệnh liên quan tới người hút thuốc lá. Tỷ lệ mắc ung thư phổi ở nam giới là 1/13, trong khi ở phụ nữ là 1/16. Tuy nhiên, rủi ro đối với những người hút thuốc là cao hơn, và bệnh xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới.
2. Nguy cơ nào gây bệnh ung thư phổi?
Hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư phổi cao nhất, và đây là nguy cơ chính gây ra ung thư phổi. Tại Mỹ, khoảng 90% các ca tử vong ung thư phổi xảy ra ở nam giới và gần 80% các ca tử vong ung thư phổi ở phụ nữ là do hút thuốc lá. Những người hút thuốc mỗi ngày 1 bao, có khả năng mắc bệnh gấp nhiều lần so với những người không hút thuốc. Khói thuốc cũng liên quan đến ung thư phổi, có khoảng 3000 trường hợp tử vong do ung thư phổi mỗi năm vì hít phải khói thuốc lá.
Các yếu tố nguy cơ khác là tiếp xúc với amiăng và khí radon, tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư phổi.
3. Người không hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi không?
Có khoảng 10 – 15% các trường hợp ung thư phổi xảy ra ở những người không hút thuốc. Nguyên nhân là do hít phải: khói thuốc lá, tiếp xúc với ami ăng, xạ trị, các chất gây ung thư, và khói đốt. Ngoài ra, di truyền cũng là một nguyên nhân mắc bệnh ở những người không hút thuốc.
4. Ngăn ngừa ung thư phổi bằng cách nào?
Cách tốt nhất để ngăn ngừa ung thư phổi là không hút thuốc lá và tránh hít phải khói thuốc lá từ người khác. Nếu bạn đang hút thuốc lá thì nên bỏ thuốc ngay. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng, những người đã bỏ thuốc lá 10 năm, nguy cơ mắc ung thư phổi thấp ngang với những người chưa từng hút thuốc.
Ngoài ra, chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng dinh dưỡng cũng đóng vai trò tốt trong việc phòng ngừa ung thư phổi.
5. Ung thư phổi được phát hiện bằng cách nào?
Khi có dấu hiệu ung thư phổi, hoặc bạn muốn tầm soát ung thư phổi ở nhóm người có nguy cơ mắc bệnh cao, bác sĩ sẽ thực hiện các chẩn đoán:
Khám sức khỏe
Chụp X-quang ngực
Chụp cắt lớp vi tính (CT)
Một trong các thủ thuật sau được thực hiện để lấy mẫu bệnh phẩm:
Kiểm tra tế bào học đờm: chất lỏng đặc (đờm) được ho ra từ phổi sẽ được xét nghiệm để kiểm tra tế bào ung thư.
Xét nghiệm hút dịch phổi: Một ống kim dài được dùng để lấy chất lỏng (dịch màng phổi) từ lồng ngực nhằm xét nghiệm tế bào ung thư.
Nội soi phế quản: Một ống mỏng, nhẹ (một ống soi phế quản) được đưa qua mũi hoặc miệng vào phổi và lấy mẫu xét nghiệm ung thư
Chọc hút bằng kim mảnh: Một kim nhỏ được dùng để lấy các mô hoặc dịch từ phổi hoặc hạch bạch huyết.
Mở sinh thiết: Trong trường hợp các mô khối u khó để lấy được, sinh thiết trực tiếp vào khối u phổi hoặc các hạch bạch huyết thông qua một vết rạch ở thành ngực có thể cần thiết.
Để được tư vấn ung thư hay đặt lịch khám và điều trị, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi qua đường dây nóng tư vấn ung thư: 0907245888 hoặc liên hệ trực tiếp qua địa chỉ dưới đây để được hỗ trợ tốt nhất.
BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUỐC TẾ THU CÚC
KHOA UNG BƯỚU – SINGAPORE
286 Thụy Khuê, Quận Tây Hồ, Hà Nội
ĐT: (04) 383 55555
Email:
Bài viết liên quan
- Cơ sở vật chất, hệ thống thiết bị y tế hiện đại
- Các bác sĩ giỏi chuyên khoa Ung bướu trực tiếp khám
- Tư vấn điều trị ung thư với các bác sĩ hàng đầu Singapore
- Thanh toán BHYT theo quy định của Nhà nước. Quy trình khám bệnh và điều trị khép kín, tiết kiệm thời gian
- Thuốc điều trị ung thư được nhập khẩu chính hãng, giảm tối đa tác dụng phụ
Bác sĩ tư vấn 24/7: