Nhiễm HPV là một yếu tố nguy cơ đối với bệnh ung thư cổ tử cung bởi một số loại HPV có nguy cơ cao phát triển thành ung thư cổ tử cung.
HPV là gì?
HPV viết tắt của Human Papilloma Virus, một loại virus có thể lây nhiễm sang nhiều bộ phận của cơ thể. Hiện có hơn 100 loại HPV khác nhau, chia thành các nhóm khác nhau, một số nhóm có nguy cơ thấp và một số nhóm có nguy cơ cao đối với ung thư cổ tử cung.
Khoảng 30-40 loại HPVP có thể lây nhiễm sang các khu vực bộ phận sinh dục, gây mụn cóc sinh dục ở cả nam giới và phụ nữ, ung thư cổ tử cung ở phụ nữ và ung thư hậu môn hay dương vật ở nam giới (hiếm hơn).
Các loại HPV khác có thể gây nhiễm trùng da của các ngón tay, bàn tay và khuôn mặt.
Ai là người có nguy cơ nhiễm HPV?
Các yếu tố nguy cơ nhiễm HPV bao gồm:
Nhiều đối tác tình dục: Người có số lượng bạn tình lớn có nguy cơ nhiễm HPV nhiều hơn người khác. Quan hệ tình dục với người có nhiều bạn tình cũng làm tăng nguy cơ của bạn. Mặc dù bao cao su không đảm bảo 100% phòng tránh HPV, nhưng nó cũng là một biện pháp giúp giảm nguy cơ.
Hệ thống miễn dịch bị suy yếu: Những người có hệ thống miễn dịch suy yếu (HIV/AIDS hoặc hệ miễn dịch suy yếu do sử dụng thuốc ức chế) có nguy cơ cao lây nhiễm HPV.
HPV lây truyền bằng cách nào?
Nhiễm HPV là rất phổ biến ở nam giới và phụ nữ. Nó có thể lây truyền qua đường sinh dục tiếp xúc da với da trong quá trình hoạt động tình dục, dùng chung đồ chơi tình dục, và trường hợp hiếm hơn mẹ nhiễm bệnh lây cho thai nhi.
Các dấu hiệu hoặc triệu chứng của nhiễm HPV
Hầu hết nhiễm trùng HPV xảy ra mà không có dấu hiệu hoặc triệu chứng. Một số trường hợp nhiễm HPV có xuất hiện mụn cóc sinh dục hoặc mụn cóc ở bộ phận khác của cơ thể..
Điều trị nhiễm HPV
Hầu hết các trường hợp nhiễm HPV (90%) tự biến mất mà không cần điều trị. Mặc dù không có phương pháp điều trị cho nhiễm HPV, nhưng người bệnh nên xét nghiệm Pap thường xuyên để giúp phát hiện những thay đổi trong các tế bào cổ tử cung gây ra do nhiễm HPV.
Nếu được điều trị thích hợp, các tế bào bất thường hoặc tiền ung thư có thể được ngăn chặn, tránh phát triển thành ung thư cổ tử cung.
HPV liên quan đến ung thư cổ tử cung như thế nào?
Một số loại HPV có thể lây nhiễm cổ tử cung (phần dưới của tử cung), gây ra sự thay đổi các tế bào.
Trong khoảng 90% các trường hợp nhiễm trùng, virus tự khỏi và các tế bào trở lại bình thường. Trong một số trường hợp, nhiễm trùng có thể tồn tại và gây ra sự phát triển bất thường của các tế bào. Nếu không được phát hiện bằng xét nghiệm Pap ở giai đoạn sớm, một số tế bào bất thường có thể phát triển thành ung thư cổ tử cung.
Cụ thể, loại HPV 16 & 18 gây ra khoảng 70% các trường hợp ung thư cổ tử cung, trong khi các loại HPV 6 & 11 gây khoảng 90% các trường hợp mụn cóc sinh dục.
Cách bảo vệ tốt nhất khỏi ung thư cổ tử cung?
Tiêm phòng HPV là cách tốt nhất để phòng tránh HPV và ung thư cổ tử cung. Trẻ gái và phụ nữ ở độ tuổi 9-26 tuổi nên tiêm phòng HPV.
Xét nghiệm Pap smear thường xuyên là cách hiệu quả nhất để phát hiện ung thư cổ tử cung sớm và điều trị có hiệu quả. Tất cả phụ nữ trong độ tuổi từ 25 trở lên, những người đã từng có quan hệ tình dục cần thực hiện Pap smear ba năm một lần. Những người đã tiêm phòng vẫn nên thực hiện xét nghiệm Pap.
Để đặt lịch xét nghiệm Pap tại Bệnh viện Thu Cúc, bạn vui lòng gọi tới hotline: 0907245888 để được hỗ trợ và tư vấn cụ thể.
Bài viết liên quan
- Cơ sở vật chất, hệ thống thiết bị y tế hiện đại
- Các bác sĩ giỏi chuyên khoa Ung bướu trực tiếp khám
- Tư vấn điều trị ung thư với các bác sĩ hàng đầu Singapore
- Thanh toán BHYT theo quy định của Nhà nước. Quy trình khám bệnh và điều trị khép kín, tiết kiệm thời gian
- Thuốc điều trị ung thư được nhập khẩu chính hãng, giảm tối đa tác dụng phụ
Bác sĩ tư vấn 24/7: