Phẫu thuật loại bỏ tuyến vú là một phương pháp thường áp dụng trong điều trị ung thư vú, hoặc dự phòng ngăn ngừa ung thư vú trong tương lai. Phương pháp phẫu thuật này sẽ loại bỏ toàn bộ 1 bên vú, có thể bóc tách các hạch bạch huyết ở nách hoặc các cơ thành ngực, tùy mức độ lan rộng của ung thư.
Các phương pháp cắt bỏ tuyến vú
Cắt bỏ tuyến vú gồm 5 loại khác nhau: loại bỏ tuyến vú đơn giản (simple, total mastectomy); cắt bỏ tận gốc tế bào ung thư (Modified radical mastectomy), phẫu thuật triệt căn (Radical mastectomy), cắt bỏ 1 phần vú (Partial mastectomy), cắt bỏ vú dưới da (Subcutaneous (“nipple-sparing”) mastectomy).
Ai cần cắt bỏ tuyến vú?
Cắt bỏ vú có thể là sự lựa chọn phù hợp cho những người:
- Nếu khối u lớn hơn 5 cm, người bệnh cần phải cắt bỏ tuyến vú. Tùy thuộc vào giai đoạn và các yếu tố khác, một số khối u nhỏ hơn 5 cm vẫn có thể yêu cầu cắt bỏ vú, hoặc lựa chọn cắt bỏ khối u.
- Nếu ngực của người bệnh nhỏ, cắt bỏ khối u sẽ để lại rất ít mô vú, trong trường hợp này bác sĩ sẽ tư vấn bệnh nhân nên cắt bỏ tuyến vú.
- Nếu bác sĩ đã cố gắng để loại bỏ khối u khi người bệnh lựa chọn phẫu thuật bảo toàn vú, song không hoàn toàn loại bỏ được các tế bào ung thư. Khi đó, người bệnh cần cắt bỏ tuyến vú.
- Nếu cắt bỏ khối u kết hợp với bức xạ không phải là một lựa chọn cho khối u nhỏ (ví dụ, dưới 4 cm) do người bệnh đã từng xạ trị trước đó, hoặc có bệnh mô liên kết (lupus, viêm khớp dạng thấp), người bệnh đang mang thai, hoặc bạn không muốn điều trị bức xạ hàng ngày, khi đó bệnh nhân có thể cắt bỏ tuyến vú.
- Nếu bạn tin rằng phẫu thuật loại bỏ vú sẽ khiến bạn yên tâm hơn so với cắt bỏ khối u.
Những rủi ro của phẫu thuật loại bỏ tuyến vú
Giống như tất cả các ca phẫu thuật khác, cắt bỏ vú có một số rủi ro:
- Tê da dọc theo chỗ bị rạch và tê nhẹ hơn ở các khu vực lân cận: Tê và đau có thể xảy ra bởi vì các dây thần kinh bị cắt trong khi phẫu thuật.
- Bên trong khu vực phẫu thuật nhạy cảm hơn: độ nhạy cảm cũng là do dây thần kinh bị kích thích. Tình trạng này sẽ được cải thiện khi các dây thần kinh phát triển trở lại.
- Dịch tích tụ dưới sẹo: Sự tích tụ chất lỏng dưới vết sẹo có thể là kết quả của máu tụ hoặc tụ dịch trong suốt ở vết thương. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ hút dịch bằng kim.
- Chậm lành vết thương: Trong phẫu thuật, các mạch máu cung cấp cho các mô vú bị cắt bỏ. Điều này đôi khi có thể trở thành vấn đề khi cơ thể cố gắng hàn gắn vết thương. Nếu không đủ lượng máu đến vết rạch, các khu vực của da bị đóng vảy và khô, cần phải cắt bỏ. Điều này thường không phổ biến và không phải là một biến chứng nghiêm trọng.
- Tăng nguy cơ nhiễm tại khu vực phẫu thuật: Nếu nhiễm trùng xảy ra, nó thường có thể được phát hiện sớm và đáp ứng tốt với điều trị.
- Hình thành mô sẹo: Với phẫu thuật cắt bỏ vú một mình và tái thiết vú, người bệnh có nguy cơ hình thành mô sẹo theo thời gian. Đôi khi các mô sẹo có thể sần hay đau đớn.
Trước khi quyết định thực hiện, người bệnh sẽ được tư vấn lựa chọn phù hợp nhất, cũng như những nguy cơ, biến chứng có thể xảy ra và cách kiểm soát. Nếu người bệnh muốn tái tạo vú, có thể lựa chọn tái tạo vú cùng lúc với phẫu thuật cắt bỏ tuyến vú, hoặc một thời gian sau. Tuy nhiên, các bác sĩ cho rằng, thực hiện đồng thời với tạo vú sẽ hạn chế được những thương tổn do cuộc phẫu thuật thứ 2 gây ra.
Để được tư vấn về ung thư, hay đặt lịch khám và điều trị, bạn vui lòng đặt lịch qua đường dây nóng tư vấn ung thư: 0907245888.
Bài viết liên quan
- Cơ sở vật chất, hệ thống thiết bị y tế hiện đại
- Các bác sĩ giỏi chuyên khoa Ung bướu trực tiếp khám
- Tư vấn điều trị ung thư với các bác sĩ hàng đầu Singapore
- Thanh toán BHYT theo quy định của Nhà nước. Quy trình khám bệnh và điều trị khép kín, tiết kiệm thời gian
- Thuốc điều trị ung thư được nhập khẩu chính hãng, giảm tối đa tác dụng phụ
Bác sĩ tư vấn 24/7: