Ung thư đường tiêu hóa là gì?
Hệ thống tiêu hóa được tạo thành bởi một hệ thống ống rỗng (thực quản, dạ dày, ruột non, ruột thừa, đại tràng, trực tràng và hậu môn) và một vài cơ quan đặc khác (chẳng hạn như tụy, gan và mật).
Ung thư đường tiêu hóa là sự xuất hiện của các khối u ác tính xuất phát từ trong lòng hoặc thành đường tiêu hóa.
Các loại bệnh ung thư ở đường tiêu hóa phổ biến nhất là ung thư thực quản, dạ dày, đại tràng, trực tràng và hậu môn.
Dấu hiệu nhận biết ung thư đường tiêu hóa
Ung thư đường tiêu hóa gồm: Ung thư đường tiêu hóa trên là thực quản, dạ dày; và ung thư đường tiêu hóa dưới là ung thư đại trực tràng.
Tuỳ theo mỗi nhóm ung thư mà có những dấu hiệu khác nhau: Đối với ung thư đường tiêu hóa trên thường thấy như: Đầy hơi, khó tiêu, nuốt khó, đau bụng, khan tiếng, sụt cân bất thường, thở khò khè, buồn nôn, thậm chí nôn ra máu. Còn triệu chứng nhóm ung thư đường tiêu hóa dưới chủ yếu là rối loạn đại tiện, táo bón, tiêu chảy. Trong đó đặc trưng nhất là đại tiện ra máu, rối loạn đại tiện.
Các dấu hiệu ung thư đường tiêu hóa giai đoạn đầu thường chưa có triệu chứng rõ ràng, vì thế người bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Đa số bệnh nhân phát hiện bệnh khi đã ở giai đoạn muộn, khiến cho việc điều trị rất khó khăn, tỉ lệ chữa khỏi hoàn toàn rất thấp.
Cách phát hiện sớm ung thư đường tiêu hóa
Có thể phát hiện ung thư đường tiêu hóa sớm bằng cách duy trì khám tầm soát ung thư định kì. Tầm soát ung thư đường tiêu hóa cho kết quả chuẩn xác, giúp phát hiện ung thư ngay cả khi bệnh chưa biểu hiện ra ngoài. Do đó, chúng ta cần chủ động khám tầm soát ung thư đường tiêu hóa để sớm phát hiện và điều trị bệnh.
Đặc biệt, những người trên 40 tuổi hoặc dưới 40 có các yếu tố nguy cơ mắc bệnh như: tiền sử gia đình có đa polyp đại trực tràng, xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ là ung thư đường tiêu hóa….cần chủ động tầm soát ung thư đường tiêu hóa càng sớm càng tốt.
Phòng ngừa ung thư đường tiêu hóa
Theo các chuyên gia y tế, người dân cần chủ động phòng bệnh ung thư đường tiêu hóa bắt đầu từ việc duy trì chế độ dinh dưỡng và thói quen sống lành mạnh.
Không dùng các thực phẩm nấm mốc hoặc đã bảo quản quá lâu ngày, hạn chế các thực phẩm không tốt cho sức khỏe như: thực phẩm ướp muối, ủ chua, ngâm dấm, thực phẩm hun khói, thực phẩm đóng hộp… Ăn nhiều rau củ quả nhiều chất xơ và vitamin để giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư đường tiêu hóa.
- Hạn chế thuốc lá, rượu bia, đồ uống có ga, cà phê.
- Tránh sử dụng các sản phẩm nhựa để đựng, hâm nóng thức ăn.
- Cẩn trọng khi dùng thuốc, tránh sử dụng thuốc không đúng liều lượng gây hại cho dạ dày.
- Tầm soát ung thư định kì để sớm phát hiện bệnh các bệnh về đường tiêu hóa, đặc biệt là ung thư.
Từ đầu năm 2018 đến nay, khoa Ung bướu bệnh viện Đa Khoa Quốc tế Thu Cúc( Hà Nội) đã tiếp nhận điều trị rất nhiều trường hợp ung thư. Trong đó, bệnh nhân ung thư đường tiêu hóa chiếm tỉ lệ rất cao.
- Chia sẻ nội soi dạ dày qua đường mũi bao nhiêu tiền tại website https://ungbuouvietnam.com/