Ô nhiễm không khí làm gia tăng nguy cơ mắc các bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng tới tim, nội tạng và nguy hiểm nhất là có khả năng gây ung thư phổi.
Ô nhiễm không khí – vấn đề nhức nhối toàn cầu
Ô nhiễm không khí đang là vấn đề cấp thiết của tất cả các quốc gia. Tình trạng ô nhiễm không khí đang xảy ra ở tất cả các nước trên thế giới, khiến hơn 3 triệu người tử vong mỗi năm. Môi trường sống của toàn cầu đang bị đe dọa, người dân nhiều thành phố lớn trên thế giới phải sống trong làn khói bụi độc hại.
Bắc Kinh( Trung Quốc) được biết đến là thành phố có chỉ số ô nhiễm không khí cao nhất, có những thời điểm bầu trời Bắc Kinh tối sầm bởi các chất thải công nghiệp.
Tại thủ đô New Delhi( Ấn Độ), nhiều trường tiểu học buộc phải cho học sinh nghỉ học vì môi trường xung quanh quá ô nhiễm. Hay ở London nước Anh, không khí ô nhiễm nặng với nồng độ nitơ điôxit vượt mức cho phép 120 lần.
Trong khi đó, ở nước ta, mức độ ô nhiễm không khí tại Hà Nội đã gần bằng thủ đô Bắc Kinh. Theo số liệu thống kê năm 2015, ô nhiễm không khí tại Hà Nội đã vượt mức cho phép với hàm lượng bụi cao hơn 1-2 lần tiêu chuẩn.
Các chỉ số ô nhiễm không khí vẫn tiếp tục tăng đột biến, đe dọa trực tiếp tính mạng của con người. Đặc biệt là toàn bộ cư dân thành phố lớn tại những nước đang phát triển.
Ô nhiễm không khí làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi như thế nào?
Ô nhiễm môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của con người. Hàng ngày, chúng ta phải trực tiếp hít thở bầu không khí có chứa nhiều chất gây ung thư từ các nhà máy, xí nghiệp, khói bụi xe cộ, rác thải như: Nitrogen dioxide, sulfur dioxide, khí ozon, carbon monoxide…
Mức độ ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng khiến tỉ lệ người mắc bệnh ung thư ngày càng tăng. Theo báo cáo mới nhất của WHO, ô nhiễm không khí khiến hơn 6 triệu người tử vong mỗi năm vì lý do ung thư phổi, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não…
Phòng ngừa và phát hiện ung thư phổi sớm
Biện pháp phòng ngừa ung thư phổi
- Giảm các hành động gây ô nhiễm môi trường như chặt phá rừng, xả rác thải bừa bãi…
- Tích cực trồng cây xanh quanh môi trường sống, tạo bầu không khí trong lành.
- Chú ý khử trùng nơi ở, sử dụng các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp như đeo khẩu trang khi tham gia giao thông…
- Chế độ ăn uống lành mạnh, nhiều rau xanh và trái cây nhằm cung cấp vitamin và các khoáng chất, chất oxy hóa cần thiết cho cơ thể để nâng cao hệ miễn dịch chống lại bệnh ung thư.
- Không hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc lá
Tầm soát ung thư là cách hiệu quả nhất giúp phát hiện ung thư phổi sớm
Theo Ths. Bác sĩ Nguyễn Thị Minh Hương – Trưởng Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, các biện pháp phòng chống ung thư phổi chỉ đạt hiệu quả ở mức tương đối, có nhiều yếu tố nguy cơ mắc bệnh không thể phòng ngừa như tuổi tác, tiền sử gia đình. Vì vậy, tầm soát ung thư là cách hiệu quả nhất giúp phát hiện sớm ung thư phổi
Đặc biệt là người hút thuốc lá lâu năm, người trên 40 tuổi, người có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi, người sống trong môi trường ô nhiễm… nên chủ động tầm soát bệnh càng sớm càng tốt.
Các phương pháp chụp CT, X-quang, xét nghiệm máu… có thể phát hiện ung thư phổi ngay cả khi bệnh chưa được biểu hiện ra ngoài. Phát hiện sớm bệnh ung thư và điều trị kịp thời giúp việc chữa trị bệnh hiệu quả hơn và tăng cơ hội sống cho bệnh nhân.
- Biết thêm thông tin về gói tầm soát ung thư phổi tại website https://ungbuouvietnam.com/