Cấy ghép tế bào gốc là một trong những phương pháp điều trị bệnh bạch cầu. Đây là phương pháp lấy tế bào tạo máu gốc khỏe mạnh để truyền vào cơ thể. Các tế bào gốc có thể được lấy từ tủy xương, trong máu, và máu dây rốn lưu trữ.
Cấy ghép tế bào gốc gồm 2 loại:
Cấy ghép tế bào gốc tự thân: Tế bào gốc được lấy từ chính máu của bệnh nhân, sau đó đông lạnh và lưu trữ đến khi cần sử dụng. Sau khi người bệnh được hóa trị, hoặc xạ trị liều cao để tiêu diệt hết tế bào ung thư, các tế bào máu gốc tự thân sẽ được đưa lại vào cơ thể người bệnh.
Cấy ghép tế bào gốc đồng loại: Các tế bào gốc được lấy từ một người hiến tặng phù hợp. Người hiến tặng có thể là người thân, thành viên trong gia đình (ví dụ anh chị em ruột), hoặc những người không thuộc gia đình, những người có lưu máu cuống rốn. Để xác định các tế bào gốc của người hiến tặng có phù hợp hay không, cần kiểm tra kháng nguyên bạch cầu người (HLA) để so sánh mẫu mô và máu của bệnh nhân và người hiến tặng.
Ưu điểm của cấy ghép đồng loại là các tế bào gốc từ người hiến tặng thường khỏe mạnh, không có tế bào ác tính. Tuy nhiên, tìm được người phù hợp tương đối khó khăn, do vậy ghép tự thân thường phổ biến hơn.
Cấy ghép tế bào gốc trong điều trị bệnh bạch cầu
Việc cấy ghép tế bào gốc có thể được sử dụng để phục hồi tủy xương khỏe mạnh ở những bệnh nhân bị bệnh bạch cầu. Tế bào gốc giúp kích thích tăng trưởng tủy xương mới và khôi phục hệ thống miễn dịch.
Trước khi ghép tế bào gốc, người bệnh cần điều trị bằng hóa trị, hoặc xạ trị liều cao để tiêu diệt thật nhiều tế bào bạch cầu. Những người ghép tế bào gốc đồng loại cần hóa trị hoặc xạ trị toàn thân với liều thấp hơn trước khi cấy ghép.
Sau đó, người bệnh sẽ được cấy ghép bằng đường truyền tĩnh mạch. Sau khi đi vào máu, các tế bào gốc đi đến tủy xương và bắt đầu tạo các tế bào máu mới.
Người bệnh sau khi ghép cần theo dõi công thức máu. Truyền tế bào máu đỏ và tiểu cầu có thể cần thiết. Đôi khi, các phương pháp điều trị chuyên sâu trước khi cấy ghép tế bào gốc có thể gây ra tác dụng phụ, như nhiễm trùng. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ kê thuốc kháng sinh cho người bệnh.
Quá trình phục hồi sau cấy ghép tế bào gốc có thể mất vài tháng.
Lưu ý: Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo. Phương pháp điều trị cấy ghép tế bào gốc hiện nay chưa được áp dụng tại Việt Nam.
Bài viết liên quan
- Cơ sở vật chất, hệ thống thiết bị y tế hiện đại
- Các bác sĩ giỏi chuyên khoa Ung bướu trực tiếp khám
- Tư vấn điều trị ung thư với các bác sĩ hàng đầu Singapore
- Thanh toán BHYT theo quy định của Nhà nước. Quy trình khám bệnh và điều trị khép kín, tiết kiệm thời gian
- Thuốc điều trị ung thư được nhập khẩu chính hãng, giảm tối đa tác dụng phụ
Bác sĩ tư vấn 24/7: