Điều trị ung thư sai cách, suýt mất dạ dày
Anh B.T.D (45 tuổi, Hà Nam) sau một lần nội soi kiểm tra phát hiện có polyp ở dạ dày. Anh đã tiến hành cắt polyp nhưng không theo dõi, kiểm tra định kỳ vì nghĩ rằng “cắt bỏ là xong”. Thực tế, polyp của anh là dấu hiệu tiền ung thư, và sau khi cắt bỏ polyp, mầm mống ung thư vẫn còn trong dạ dày, tiến triển ngày càng lớn hơn, hình thành khối u.
Đầu năm 2019, anh đi khám thì được chẩn đoán K dạ dày. Mặc cho gia đình khuyên bảo, anh theo một người bạn điều trị ung thư bằng thuốc nam để “đỡ tốn kém”.Tuy nhiên, sau 6 tháng dùng thuốc, anh nhận thấy tình trạng bệnh ngày càng nặng với các biểu hiện đau bụng dữ dội, đại tiện ra máu, sụt cân nghiêm trọng nên anh đã ra Hà Nội kiểm tra.
Sau quá trình thăm khám, làm đầy đủ các xét nghiệm, siêu âm, chụp CT, bác sĩ xác định anh bị K dạ dày giai đoạn IIIA, kích thước khối u lớn, di căn toàn bộ dạ dày, lây sang hạch lân cận và gan. Phương pháp điều trị là phẫu thuật cắt bỏ toàn bộ dạ dày, kết hợp hóa + xạ trị.
“Tôi không ngờ bệnh lại nặng đến vậy. Tự trách bản thân không tới bệnh viện để điều trị mà tự ý chữa tại nhà. Với bệnh tình của tôi có thể phải cắt bỏ toàn bộ dạ dày. Như vậy không biết sẽ ăn uống ra sao và sống được bao lâu nữa” – anh B.T.D tâm sự.
Liệu pháp miễn dịch – vũ khí tiên tiến điều trị ung thư dạ dày, bảo tồn dạ dày
Sau khi biết mắc K dạ dày giai đoạn IIIB, không muốn mất đi dạ dày, anh D tìm đến bệnh viện Thu Cúc để điều trị với phác đồ Singapore. Tại khoa Ung bướu Singapore – Bệnh viện Thu Cúc, anh được điều trị với TS. BS Zee Ying Kiat.
Theo bác sĩ Zee, phẫu thuật là phương pháp điều trị hiệu quả cho các trường hợp mắc ung thư dạ dày. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng cần cắt bỏ toàn bộ dạ dày.
Nếu người bệnh có khối u nhỏ ở phần thấp của dạ dày thì chỉ cần cắt bỏ 1 phần dưới của dạ dày cùng với cắt bỏ các hạch lân cận. Sau khi cắt thì tá tràng là phần đầu của ruột non sẽ được khâu lại, phần dạ dày còn lại sẽ được kéo xuống nối với ruột non.
Ngược lại, nếu khối u có kích thước lớn, nằm ở phần giữa hoặc phần cao của dạ dày thì phải cắt bỏ toàn bộ dạ dày. Thực quản sẽ được nối trực tiếp với ruột non để đảm bảo thuận lợi cho quá trình ăn uống.
Cũng theo bác sĩ, với trường hợp của anh D, có thể áp dụng phương pháp liệu pháp miễn dịch. Đây là phương pháp tiên tiến hiện nay, sử dụng các chất được tạo ra từ các sinh vật sống để điều trị ung thư. Với phương pháp này, người bệnh ung thư dạ dày không phải cắt bỏ toàn bộ dạ dày mà tế bào ung thư vẫn được kiểm soát.
Ngoài ra, liệu pháp miễn dịch còn có nhiều ưu điểm:
- Giúp người bệnh giảm mệt mỏi và giảm nguy cơ mắc các bệnh như viêm phổi, viêm họng, cúm….
- Giảm nguy cơ tái phát bệnh ung thư
- Phù hợp với người bệnh ung thư giai đoạn tiến triển
- Có thể kết hợp với các phương pháp khác như phẫu thuật, hóa trị, xạ trị nhằm tăng hiệu quả điều trị…
Liệu pháp miễn dịch có thể được áp dụng theo nhiều cách khác nhau tùy vào thể trạng sức khỏe của từng người bệnh. Thông thường qua đường tiêm, truyền tĩnh mạch hoặc đường uống.
Bác sĩ Zee Ying Kiat với hơn 30 năm kinh nghiệm trong điều trị các bệnh ung thư đường tiêu hóa. Bác sĩ luôn cân nhắc phương pháp điều trị tốt nhất và phù hợp nhất cho người bệnh. Với phác đồ điều trị chuẩn 100% Singapore, người bệnh ung thư đường tiêu hóa ở Việt Nam được điều trị hiệu quả bệnh mà không phải ra nước ngoài, giảm bớt chi phí.
Đặc biệt, chữa trị ung thư tại bệnh viện Thu Cúc, người bệnh còn được áp dụng bảo hiểm y tế và các loại bảo hiểm bảo lãnh.
Theo lịch khám định kỳ, ngày 30/10-1/11 tới đây, bác sĩ Zee sẽ tư vấn, điều trị các bệnh ung thư đường tiêu hóa ngay tại Bệnh viện Thu Cúc. Đây là cơ hội vàng để người bệnh được điều trị với phác đồ chuẩn Singapore mà không phải ra nước ngoài xa xôi, phương pháp tiên tiến, ưu việt nhất.
Để đặt lịch hẹn điều trị với bác sĩ Zee, vui lòng liên hệ 0907 245 888.
Hoặc đăng ký Tại đây