Ung thư cổ tử cung là ung thư ác tính hình thành trong các mô cổ tử cung (cơ quan kết nối tử cung và âm đạo). Có rất nhiều loại bệnh ung thư cổ tử cung, trong đó, loại phổ biến nhất là ung thư biểu mô tế bào vảy (SCC), chiếm khoảng 80 đến 85 phần trăm trong tất cả các loại ung thư cổ tử cung. Nguyên nhân của bệnh này được cho là do nhiễm vi rút Papilloma ở người (HPV).

Các loại khác của bệnh ung thư cổ tử cung, chẳng hạn như ung thư mô tuyến, ung thư biểu mô tế bào nhỏ, ung thư tuyến vảy, ung thư tuyến mô liên kết, u mêlanin và ung thư hạch bạch huyết, là các loại hiếm hơn trong các loại ung thư cổ tử cung và thường không liên quan đến vi rút HPV. Các loại ung thư này không dễ ngăn ngừa như ung thư cổ tử cung do HPV.

Triệu chứng ung thư cổ tử cung?

Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu hầu như không có các triệu chứng. Vì vậy, để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, việc cần thiết là tầm soát bệnh định kỳ. Những dấu hiệu dưới đây cho thấy bệnh ung thư cổ tử cung đã ở giai đoạn muộn:

  • Chảy máu âm đạo
  • Đau lưng
  • Đi tiểu bị đau hoặc khó khăn và nước tiểu đục
  • Táo bón mãn tính và cảm giác về sự hiện diện của phân mặc dù ruột không còn gì
  • Đau vừa phải trong quá trình quan hệ tình dục và tiết dịch âm đạo
  • Một chân bị sưng
  • Rò rỉ nước tiểu hoặc chất cặn từ âm đạo

ung thư cổ tử cung

Hãy liên hệ với Bệnh viện Thu Cúc sớm nhất có thể để được hỗ trợ kịp thời khi có các dấu hiệu trên. Đường dây nóng tư vấn ung thư 0907.245.888

Ung thư biểu mô tại chỗ (CIS hoặc CIN)

Ung thư biểu mô tại chỗ (CIN) là một cụm các tế bào tiền ung thư ác tính vẫn còn nằm “tại chỗ” hoặc “tại vị trí” và vẫn chưa di chuyển khỏi vị trí ban đầu và lây lan đến các bộ phận khác của cơ thể. Loại ung thư này có thể được phát hiện sớm qua phương pháp xét nghiệm kính phết Pap giúp ngăn chặn kịp thời sự phát triển của bệnh này.

Các chuyêng gia khuyến cáo, phụ nữ nên làm xét nghiệm kính phết Pap mỗi năm một lần kể từ lần đầu quan hệ tình dục, và tiếp tục cho đến khi 70 tuổi. Nếu hai đến ba xét nghiệm kính phết Pap là bình thường, phụ nữ có thể xem xét việc giảm tần số xuống một lần mỗi hai đến ba năm. Tuy nhiên, những phụ nữ có nguy cơ cao (xem bên dưới) nên tiếp tục xét nghiệm hàng năm.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc trang bị các thiết bị y tế hiện đại giúp phát hiện sớm ung thư trong đó có cả ung thư cổ tử cung. Hãy liên hệ với chúng tôi để được trợ giúp theo số điện thoại 0907.245.888

Không phải mọi trường hợp nhiễm vi rút HPV đều phát triển thành ung thư CIN và không phải mọi trường hợp CIN đều phát triển thành ung thư cổ tử cung. Nhiều loại HPV sẽ bị tiêu diệt nhanh chóng bởi hệ thống miễn dịch của cơ thể người.

Tuy nhiên, một số chủng vi rút HPV có xu hướng ở trong cổ tử cung trong nhiều năm, làm thay đổi các gen di truyền tạo nên các tế bào cổ tử cung, và dẫn đến chứng loạn sản (phát triển bất thường của các tế bào). Trong thời gian đó, nếu không được điều trị, các chứng loạn sản nghiêm trọng có thể và thường sẽ phát triển thành ung thư cổ tử cung di căn.

Ở giai đoạn bệnh CIN thường không có triệu chứng, đây là thời điểm tốt nhất để kiểm tra ung thư vì nếu được điều trị khi ở thời điểm này, hầu hết các trường hợp đều có thể chữa khỏi hoàn toàn.

Nguyên nhân gây ra bệnh ung thư này và ai có nguy cơ?

ung thư cổ tử cung

Nhiễm các vi rút Papilloma ở người (HPV) là nguyên nhân phổ biến nhất hoặc yếu tố nguy cơ cao nhất gây ung thư cổ tử cung. Những loại vi rút này được truyền đi trong quá trình quan hệ tình dục, cũng như thông qua quan hệ tình dục bằng miệng hoặc qua đường hậu môn.

Tất cả phụ nữ có quan hệ tình dục đều có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, những phụ nữ quan hệ với nhiều người có nguy cơ lớn hơn. Đặc biệt phụ nữ bắt đầu quan hệ tình dục không được bảo vệ trước tuổi 16 có nguy cơ cao nhất.

Hiện nay, các loại vắc xin chống lại chủng vi rút HPV gây ung thư đã được nghiên cứu và sử dụng. Bé gái và phụ nữ trong độ tuổi từ 9 đến 26 có thể được tiêm vắc xin chống HPV nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên, nó chỉ có tác dụng ki được tiêm trước khi lây nhiễm.

Ung thư cổ tử cung được chẩn đoán như thế nào?

ung thư cổ tử cung

Bệnh viện Thu Cúc đầu tư hệ thống trang thiết bị tầm soát và điều trị ung thư hiện đại tiêu chuẩn Singapore. Liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tốt nhất theo số 0907.245.888

Xét nghiệm kính phết Pap là một xét nghiệm kiểm tra bệnh ung thư cổ tử cung hiệu quả, tuy nhiên, để xác nhận chẩn đoán ung thư cổ tử cung hoặc tiền ung thư đòi hỏi phải sinh thiết cổ tử cung. Chẩn đoán này thường được thực hiện thông qua soi cổ tử cung, kiểm tra hình ảnh phóng to của cổ tử cung được hỗ trợ bằng cách sử dụng một dung dịch axit loãng để làm nổi bật các tế bào bất thường trên bề mặt cổ tử cung. Đây là một thủ thuật ngoại vi 15-phút không đau. Các phương pháp chẩn đoán sâu hơn nữa gồm thủ thuật cắt bằng dao điện vòng (LEEP), sinh thiết nón, và sinh thiết đột.

Điều trị ung thư cổ tử cung

Xác định giai đoạn và Điều trị ung thư cổ tử cung Liên đoàn phụ khoa và sản khoa (FIGO) phân loại ung thư cổ tử cung dựa trên các ảnh chụp CIN từ I đến III, trong đó CIN III là tiền dấu hiệu rõ ràng dẫn đến ung thư cổ tử cung. CIN III có nghĩa là các tế bào đã trở thành ung thư, và sẽ được đánh giá từ giai đoạn 0 (đó là khi ung thư chỉ giới hạn đến khu vực da) đến 4B (giai đoạn bệnh di căn ra xa tiến triển nặng).Các bệnh nhân đầu Giai đoạn 1 có thể được điều trị bằng phẫu thuật bảo toàn cho những trường hợp muốn bảo tồn khả năng sinh sản, các trường hợp còn lại sẽ được yêu cầu loại bỏ toàn bộ tử cung và cổ tử cung (thủ thuật cắt bỏ cổ tử cung). Nếu muốn mang thai sau phẫu thuật, người bệnh nên chờ ít nhất 1 năm sau khi điều trị.Ung thư ở cuối giai đoạn I vẫn có thể có rủi ro ung thư lây lan đến các hạch bạch huyết, vì vậy có thể cần phải cắt bỏ một số hạch bạch huyết xung quanh tử cung trong quá trình phẫu thuật loại bỏ khối u.Tái phát ở phần cổ tử cung còn lại là rất hiếm nếu ung thư đã được loại bỏ bằng phương pháp cắt bỏ cổ tử cung. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên theo dõi thường xuyên bằng các xét nghiệm kính phết Pap để tránh những rủi ro có thể.

Các khối u giai đoạn đầu có thể được điều trị bằng thủ thuật cắt bỏ tử cung triệt để (cắt bỏ toàn bộ tử cung) cùng với cắt bỏ hạch bạch huyết. Xạ trị cùng hoặc không cùng hóa trị có thể được chỉ định sau khi phẫu thuật để giảm nguy cơ tái phát. Các khối u giai đoạn đầu lớn hơn có thể được điều trị bằng xạ trị và hóa trị.

Các khối u giai đoạn tiến triển nặng (các giai đoạn 2B đến 4B) phải được điều trị bằng hóa – xạ trị.

Cơ hội sống sót?

Nếu được điều trị, tỷ lệ sống sót ung thư cổ tử cung 5 năm là 92 phần trăm cho các giai đoạn sớm nhất, từ 80 đến 90 phần trăm cho ung thư giai đoạn 1, và 50 đến 65 phần trăm cho giai đoạn 2. Chỉ có 25 đến 35 phần trăm phụ nữ ở giai đoạn 3 và ít hơn 15 phần trăm với ung thư cổ tử cung giai đoạn 4 còn sống sau 5 năm. Do đó, kiểm tra và phát hiện sớm ung thư cổ tử cung là rất quan trọng.

Hiện nay, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc đang hợp tác với đội ngũ bác sỹ điều trị ung thư giỏi từ các bệnh viện lớn của Singapore giúp gia tăng cơ hội chữa khỏi cho người bệnh ung thư tại Việt Nam, trong đó có ung thư cổ tử cung.

Hỗ trợ từ Bệnh viện Thu Cúc

  • Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc với  rất nhiều chuyên gia hàng đầu trong ngành ung bướu sẽ hỗ trợ thông qua đường dây nóng để cung cấp thông tin hữu ích cho bạn hoặc người thân.
  • Bạn cũng có thể đặt lịch hẹn để được tư vấn về các thông tin mới trong chẩn đoán và điều trị ung thư, các xét nghiệm nên làm, các tác dụng phụ của điều trị ung thư, chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt.
  • Bạn được hội chẩn bệnh và điều trị bệnh với các chuyên gia điều trị ung thư hàng đầu Singapore (Xem thông tin bác sỹ tại đây)

Để biết thêm thông tin, xin vui lòng liên hệ Khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, số 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Điện thoại: 04 383 55555 xin nối máy với khoa Ung bướu.

Hoặc, liên lạc với đường dây nóng Tư vấn Ung Thư : 0907245888