Nhiễm vi rút Papilloma ở người (HPV) là nguyên nhân phổ biến nhất và yếu tố nguy cơ cao nhất gây ung thư cổ tử cung. HPV lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục bằng miệng hoặc qua đường hậu môn.
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh:
- Phụ nữ trong độ tuổi trên 35
- Phụ nữ quan hệ tình dục sớm, quan hệ với nhiều người và quan hệ tình dục không an toàn
- Phụ nữ sinh nở nhiều lần
- Phụ nữ bị nhiễm virus HPV
Triệu chứng ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu hầu như không có các triệu chứng. Vì vậy, để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung, việc cần thiết là tầm soát bệnh định kỳ. Ở giai đoạn tiến triển, ung thư cổ tử cung có thể gây ra những triệu chứng sau:
- Chảy máu âm đạo
- Đau lưng
- Đi tiểu bị đau hoặc khó khăn và nước tiểu đục
- Táo bón mãn tính và cảm giác về sự hiện diện của phân mặc dù ruột không còn gì
- Đau vừa phải trong quá trình quan hệ tình dục và tiết dịch âm đạo
- Một chân bị sưng
- Khám phụ khoa. Bác sĩ dùng dụng cụ mỏ vịt để kiểm tra cổ tử cung và lấy một số tế bào bề mặt của cổ tử cung, sau đó gửi đến phòng thí nghiệm để quan sát.Ngoài ra, bác sĩ sẽ kiểm tra kích thước, hình dạng của buồng trứng, tử cung để phát hiện bất thường.
- Soi cổ tử cung: Soi cổ tử cung giúp bác sĩ quan sát các mô, nếu nghi ngờ bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết mô tử cung cùng lúc.
- Sinh thiết hình nón. Nếu sinh thiết cổ tử cung cho thấy các tế bào bất thường trên bề mặt của cổ tử cung, sinh thiết hình nón có thể được thực hiện tiếp theo.
- Nếu phát hiện ung thư, bác sĩ sẽ yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm khác: Kiểm tra bàng quang và ruột bằng nội soi, siêu âm, chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp MRI…
- Phẫu thuật: có ba loại phẫu thuật ung thư cổ tử cung bao gồm:
- Cắt bỏ cổ tử cung, một phần trên của âm đạo, giữ nguyên tử cung. Phương pháp này thường áp dụng cho những trường hợp được chẩn đoán ở giai đoạn rất sớm và thường được khuyến khích sử dụng cho phụ nữ muốn bảo toàn khả năng sinh sản. So với cắt bỏ tử cung hoặc phẫu thuật vùng chậu, ưu điểm của phương pháp này là tử cung vẫn còn nguyên vẹn, nghĩa là bạn vẫn có thể có con.
- Cắt bỏ tử cung: Tùy vào giai đoạn của ung thư, đôi khi có thể cần loại bỏ cả buồng trứng và ống dẫn trứng. Phương pháp này cũng được sử dụng cho ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm, thường kết hợp xạ trị sau phẫu thuật để ngăn ngừa ung thư tái phát.
- Phẫu thuật vùng chậu: loại bỏ cổ tử cung, âm đạo, tử cung, bàng quang, buồng trứng, ống dẫn trứng và trực tràng
- Xạ trị: xạ trị có thể được sử dụng riêng hoặc kết hợp với phẫu thuật trong giai đoạn đầu ung thư cổ tử cung. Nó cũng có thể sử dụng kết hợp với hóa trị để kiểm soát chảy máu và đau đớn. Có 2 loại xạ trị, bao gồm xạ trị bên ngoài và xạ trị nội bộ. Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ thường kết hợp giữa xạ trị bên ngoài và xạ trị nội bộ.
- Hóa trị: hóa trị có thể được kết hợp với xạ trị để chữa bệnh ung thư cổ tử cung, hoặc nó có thể được sử dụng như là một điều trị duy nhất cho ung thư giai đoạn muộn nhằm làm chậm tiến triển bệnh và giảm triệu chứng.
Tiên lượng ung thư cổ tử cung phụ thuộc vào kích thước và khối lượng của khối u, giai đoạn bệnh, phân độ của khối u, loại khối u và tình trạng thiếu máu của người bệnh.
- Đội ngũ bác sĩ giỏi, trên 30 năm kinh nghiệm trực tiếp khám. (Xem thông tin bác sỹ tại đây)
- Trang thiết bị y tế hiện đại cho kết quả chuẩn xác
- Phác đồ điều trị ung thư chuẩn 100% Singapore
- Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm phi nhân thọ
- Chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình
Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Khoa Ung bướu – Phòng khám chuyên gia Singapore, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, số 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Tổng đài 1900 55 88 96 hoặc hotline 0904 970 909.