Ung thư phổi

Ung thư phổi bắt nguồn từ các mô phổi, thường từ các tế bào trong đường dẫn khí. Có hai loại ung thư phổi chính là ung thư phổi tế bào nhỏ (SCLC) và ung thư phổi không phải tế bào nhỏ (NCSLC). Hơn 80% các ca ung thư phổi thuộc loại không phải tế bào nhỏ.

Mức độ phổ biến của ung thư phổi

Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến thứ hai ở nam giới và là ung thư phổ biến thứ ba đối với phụ nữ. Ở Việt Nam, đây cũng là một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất.

ung-thu-phoi

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính hình thành ở phổi

Nguyên nhân ung thư phổi

Hút thuốc lá được xem là nguyên nhân lớn nhất gây ra ung thư phổi. Khoảng 90% bệnh nhân ung thư phổi tại Việt Nam là người có hút thuốc. Tuy nhiên, những yếu tố dưới đây cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư phổi:

    • Thường xuyên hít phải khói thuốc lá
    • Tiếp xúc với các hóa chất độc hại
    • Không khí ô nhiễm

Hút thuốc lá là nguyên nhân gây ung thư phổi

Triệu chứng ung thư phổi

Ung thư phổi giai đoạn đầu thường không gây ra triệu chứng, cho đến khi ung thư phát triển, các triệu chứng thông thường có thể bao gồm:

  • Ho càng ngày càng nặng hơn hoặc không hết
  • Thở khó khăn, chẳng hạn như thở gấp
  • Đau ngực liên tục
  • Ho ra máu
  • Giọng nói khàn khàn
  • Nhiễm trùng phổi thường xuyên, chẳng hạn như viêm phổi
  • Cảm thấy rất mệt mỏi mọi lúc
  • Giảm cân không rõ nguyên nhân
trieu-chung-ung-thu-phoi

Ho dai dẳng là một trong những dấu hiệu của ung thư phổi.

Chẩn đoán ung thư phổi

Chụp cắt lớp vi tính là một trong những phương pháp chẩn đoán ung thư phổi.

Khi có dấu hiệu ung thư phổi, người bệnh sẽ được thực hiện các chẩn đoán để khẳng định bệnh hoặc tìm ra các nguyên nhân khác không phải bệnh ung thư phổi. Các chẩn đoán thường như sau:

  • Khám sức khỏe
  • Chụp X-quang ngực
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT)

Một trong các thủ thuật sau được thực hiện để lấy mẫu bệnh phẩm:

  • Kiểm tra tế bào học đờm: chất lỏng đặc (đờm) được ho ra từ phổi sẽ được xét nghiệm để kiểm tra tế bào ung thư.
  • Xét nghiệm hút dịch phổi: Một ống kim dài được dùng để lấy chất lỏng (dịch màng phổi) từ lồng ngực nhằm xét nghiệm tế bào ung thư.
  • Nội soi phế quản: Một ống mỏng, nhẹ (một ống soi phế quản) được đưa qua mũi hoặc miệng vào phổi và lấy mẫu xét nghiệm ung thư
  • Chọc hút bằng kim mảnh: Một kim nhỏ được dùng để lấy các mô hoặc dịch từ phổi hoặc hạch bạch huyết.
  • Mở sinh thiết: Trong trường hợp các mô khối u khó để lấy được, sinh thiết trực tiếp vào khối u phổi hoặc các hạch bạch huyết thông qua một vết rạch ở thành ngực có thể cần thiết.
Điều trị ung thư phổi

5 phương pháp điều trị ung thư phổi thường được áp dụng là:

  • Phẫu thuật: Phẫu thuật là phương pháp phổ biến trong điều trị ung thư phổi (đặc biệt là ung thư phổi không tế bào nhỏ), thường được áp dụng cho những giai đoạn sớm, khi ung thư chưa lan ra ngoài phổi. Các phương pháp phẫu thuật ung thư phổi bao gồm:
  •  Cắt bỏ phân đoạn
  • Cắt thùy
  • Cắt bỏ toàn bộ 1 phổi

Tùy từng tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp phẫu thuật phù hợp. Các phương pháp bổ trợ khác như: hóa trị, xạ trị cũng có thể thực hiện trước hoặc sau phẫu thuật nhằm tăng hiệu quả của điều trị.

  • Xạ trị: Xạ trị sử dụng tia năng lượng cao để tiêu diệt tế bào ung thư. Nó thường được kết hợp với hóa trị liệu, và có thể thực hiện trước phẫu thuật nhằm thu nhỏ khối u, giúp phẫu thuật thực hiện dễ dàng hơn; hoặc sau phẫu thuật để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại, giảm nguy cơ tái phát.
  • Hóa trị: là một biện pháp điều trị toàn thân, sử dụng thuốc chống ung thư (gây độc tế bào) để tiêu diệt tế bào ung thư hoặc ngăn chặn chúng phân chia. Thuốc được tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch, hoặc đi vào cơ thể qua đường uống. Cũng tương tự như xạ trị, hóa trị có thể đưa ra trước hoặc sau phẫu thuật nhằm tăng hiệu quả của điều trị. Hóa trị có thể sử dụng 1 mình, hoặc kết hợp xạ trị cho những bệnh nhân không có khả năng phẫu thuật, ung thư phổi giai đoạn muộn, nhằm giảm triệu chứng, kiểm soát sự lây lan của bệnh.
  • Phương pháp điều trị nhắm mục tiêu: hướng tới các protein trên tế bào ung thư hoặc nhắm tới các tế bào bình thường đã bị ung thư tấn công. Phương pháp này mang lại nhiều hứa hẹn bởi vì nó gây ra ít tác dụng phụ hơn so với phương pháp điều trị khác. Phương pháp này thường được sử dụng cho ung thư phổi giai đoạn muộn.
  • Chiếu xạ sọ dự phòng (PCI): sử dụng bức xạ để diệt tế bào ung thư có thể đã lây lan đến não nhưng không thể hiện trên hình ảnh. Phương pháp này chủ yếu được sử dụng cho bệnh nhân ung thư phổi tế bào nhỏ.

Tiên lượng ung thư phổi

Tiên lượng ung thư phổi theo từng giai đoạn

Khám và điều trị ung thư phổi tại Bệnh viện Thu Cúc
  • Đội ngũ bác sĩ giỏi, trên 30 năm kinh nghiệm trực tiếp khám. (Xem thông tin bác sỹ tại đây)
  • Trang thiết bị y tế hiện đại cho kết quả chuẩn xác
  • Phác đồ điều trị ung thư chuẩn 100% Singapore
  • Áp dụng bảo hiểm y tế và các bảo hiểm phi nhân thọ
  • Chăm sóc khách hàng chu đáo, tận tình

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng liên hệ Khoa Ung bướu – Phòng khám chuyên gia Singapore, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc, số 286 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội. Tổng đài 1900 55 88 96 hoặc hotline 0904 970 909. Liên hệ điều trị ung thư: 0907 245 888.Tìm hiểu về Tầm soát ung thư.

Lý do nên chọn Bệnh viện Thu Cúc
01

Xây dựng gói khám khoa học, phù hợp với nhiều đối tượng

02

Đội ngũ bác sĩ đầu ngành ung bướu

03

Tư vấn điều trị ung thư trực tiếp với bác sĩ Singapore

04

Bệnh viện khách sạn đạt chuẩn quốc tế

05

Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại

06

Dịch vụ đặt hẹn nhanh chóng, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp

Lý do nên chọn Bệnh viện Thu Cúc
01

Xây dựng gói khám khoa học, phù hợp với nhiều đối tượng

02

Đội ngũ bác sĩ đầu ngành ung bướu

03

Tư vấn điều trị ung thư trực tiếp với bác sĩ Singapore

04

Bệnh viện khách sạn đạt chuẩn quốc tế

05

Hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại

06

Dịch vụ đặt hẹn nhanh chóng, chăm sóc khách hàng chuyên nghiệp

Tầm soát: 0904 970 909
Điều trị: 0907 245 888