Gần một nửa số người bị ung thư được xạ trị như một phần trong phác đồ điều trị của họ. Xạ trị đôi khi được dùng để điều trị khối u lành tính (không phải ung thư).
- Xạ trị có thể được sử dụng, một mình hoặc kết hợp với hóa trị liệu (chemoradiotherapy), để cố gắng chữa trị bệnh ung thư.
- Đối với những trường hợp không thể chữa được, xạ trị là một phương pháp hiệu quả trong việc kiểm soát triệu chứng.
- Xạ trị cũng có thể được sử dụng trước khi phẫu thuật để thu nhỏ khối u giúp quá trình phẫu thuật dễ dàng loại bỏ hơn (được gọi là điều trị bổ trợ) hoặc sau khi phẫu thuật để tiêu diệt tế bào ung thư còn sót lại.
Xạ trị ung thư được sử dụng một chùm tia có năng lượng đủ lớn để tiêu diệt những tế bào ung thư trong khi hạn gây ảnh hưởng tới các mô lành. Xạ trị tác động lên DNA trong các tế bào ung thư bằng cách làm gián đoạn quá trình sinh sản của chúng làm chúng chết và khối u co lại. Các tế bào lành có thể phục hồi lại sau ảnh hưởng của bức xạ một cách dễ dàng.
Quá trình điều trị được thực hiện thông qua một máy gọi là máy gia tốc hoặc gia tốc tuyến tính. Máy gia tốc tạo ra các chùm tia năng lượng cao, được phát từ nhiều góc khác nhau tới từng phần của khối u và cung cấp liều lượng theo từng phần như đã chỉ định. Điển hình, quá trình điều trị diễn ra 5 ngày một tuần và trong một vài tuần tùy thuộc vào từng khối u và chỉ định liều của bác sỹ.
Dựa vào các chẩn đoán hình ảnh bao gồm chụp cắt lớp vi tính CT, MRI, PET CT, các bác sĩ có thể xác định chính xác vị trí khối u, và sử dụng kỹ thuật xạ trị phù hợp cho từng trường hợp.
Các loại xạ trị:
Xạ trị bên ngoài: Là cách xạ trị thường được áp dụng nhất. Trong đó, tia xạ được chiếu tới khu vực ung thư từ máy chiếu xạ ở ngoài cơ thể, thường là máy gia tốc tuyến tính. Xạ trị từ bên ngoài cho phép điều trị ung thư trên diện rộng và có thể điều trị nhiều vùng cơ thể cùng một lúc (như khối u chính và những hạch bạch huyết lân cận).
Xạ trị bên trong (xạ trị nội bộ): Người bệnh được đặt một vật chứa chất phóng xạ vào bên trong khối u hoặc bên trong khoang của cơ thể gần với khối u. Phương pháp này cho phép tập trung một liều xạ lớn đến một vùng nhỏ trong cơ thể, thường được sử dụng trong những trường hợp cần liều xạ cao hoặc liều xạ cao hơn mức chịu dựng của những mô bình thường nếu được đưa vào từ bên ngoài. Nguồn phóng xạ có thể được đặt tạm thời hoặc lâu dài tùy theo tình trạng bệnh của bệnh nhân
Xạ trị bằng thuốc: Thuốc xạ trị là những loại thuốc có chứa chất phóng xạ được đưa vào cơ thể người bệnh qua đường uống, tiêm tĩnh mạch hoặc dưa vào các khoang của cơ thể. Tùy thuộc vào loại thuốc và cách đưa thuốc vào cơ thể mà những vật chất phóng xạ sẽ đến các vùng cơ thể khác nhau để tiêu diệt các tế bào ung thư.
Trong quá trình xạ trị ung thư có thể sử dụng các màng chắn đặc biệt để bảo vệ các cơ quan khỏe mạnh trong cơ thể. Tuy nhiên, một số tế bào khoẻ mạnh vẫn có thể bị ảnh hưởng của tia xạ gây một số tác dụng phụ đối với cơ thể. Vùng điều trị khác nhau sẽ có những phản ứng phụ khác nhau. Một số tác dụng phụ thường gặp ở bệnh nhân xạ trị ung thư là:
- Vùng da chiếu xạ bị bạc màu, nhạy cảm.
- Buồn nôn, nôn và chán ăn.
- Xạ trị ở vùng bụng có thể gây tiêu chảy.
- Xạ trị vùng cổ và họng có thể gây đau cổ, khô miệng hoặc thay đổi vị giác.
- Mệt mỏi sau 1 – 2 tuần đầu xạ trị.
Hầu hết các tác dụng phụ của xạ trị sẽ giảm dần và biến mất sau khi kết thúc điều trị, bởi các tế bào bị ảnh hưởng của xạ trị có khả năng hồ phục lại bình thường. Tuy vậy, nếu những tác dụng phụ trở nên nghiêm trọng hơn thì người bệnh cần báo với bác sĩ để được tư vấn và kiểm tra thêm.
Đối với xạ trị bên ngoài, bệnh nhân không bị nhiễm phóng xạ. Tuy nhiên, xạ trị nội bộ có thể khiến bệnh nhân bị nhiễm phóng xạ, và khi đó, người bệnh nên thực hiện một số biện pháp an toàn:
- Phụ nữ có thai và trẻ em dưới 18 tuổi không nên đến thăm bệnh nhân điều trị xạ trị. Bệnh nhân tới thăm nên ngồi cách xa giường bệnh nhân, hạn chế tiếp xúc nhiều hơn 30 phút mỗi ngày. Trong khoảng 2 tháng, bệnh nhân không nên ngồi gần hoặc tiếp xúc quá 5 phút với phụ nữ mang thai và trẻ em.
- Với bức xạ trị liệu hệ thống, sử dụng biện pháp an toàn trong vài ngày đầu tiên sau khi điều trị. Nguy cơ tiếp xúc với bức xạ đối với gia đình và bạn bè có thể được giảm thiểu bằng cách sử dụng các biện pháp phòng ngừa sau đây:
- Rửa tay thật kỹ sau đi vệ sinh
- Sử dụng đồ dùng và khăn tắm riêng biệt
- Uống nhiều nước để thải ra các chất phóng xạ còn lại ra khỏi cơ thể
- Tránh quan hệ tình dục
- Hạn chế tối đa tiếp xúc với trẻ sơ sinh, trẻ em và phụ nữ mang thai