Tiêm phòng vắc xin HPV sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư cổ tử cung. Các vắc xin sẽ bảo vệ bạn khỏi sự lây nhiễm với một số loại HPV cụ thể. Tuy nhiên, tiêm vắc xin HPV không thay thế cho thói quen tầm soát ung thư cổ tử cung. Phụ nữ được chủng ngừa vẫn nên làm xét nghiệm pap smear thường xuyên ba năm một lần để phát hiện sớm ung thư cổ tử cung.
Chủng ngừa HPV là gì?
Tiêm chủng HPV có thể giúp ngăn ngừa các loại cụ thể của nhiễm HPV – có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung. Chủng ngừa HPV phát huy tối đa tác dụng khi được tiêm ở thời điểm trước khi bắt đầu quan hệ tình dục – nơi nhiễm HPV có thể xảy ra.
Loại vắc xin nào đang được sử dụng?
Hai loại vắc-xin, Gardasil và Cervarix đã được FDA cho phép sử dụng. Tiêm vắc xin phòng ngừa HPV được phê duyệt giúp ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo và mụn cóc sinh dục.
Ai có thể tiêm phòng HPV?
Các loại vắc xin được chấp thuận cho sử dụng ở phụ nữ độ tuổi từ 9-26 tuổi (tùy thuộc vào chủng ngừa cụ thể được quản lý).
Các vắc-xin có hiệu quả nhất khi được tiêm tại thời điểm trước khi tiếp xúc tình dục đầu tiên, ở các bé gái và phụ nữ chưa được tiếp xúc với các loại HPV (6, 11, 16, 18).
Trẻ em gái và phụ nữ đã quan hệ tình dục có thể vẫn được hưởng lợi từ thuốc chủng, vì có thể họ chưa tiếp xúc với các loại HPV được phòng ngừa. Bạn nên trao đổi với bác sĩ để xem mình có phù hợp hay không.
Ai không nên chủng ngừa HPV?
Bạn không nên tiêm chủng ngừa nếu:
– Nhạy cảm với với bất kỳ thành phần nào của vắc-xin.
– Đang có một bệnh truyền nhiễm cấp tính từ trung bình đến nặng (bạn có thể chờ cho tới khi khỏi bệnh).
– Rối loạn chảy máu khiến cơ thể bị bầm tím, chảy máu hoặc nếu bạn đang dùng thuốc điều trị chống đông.
Tiêm phòng HPV có hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa ung thư cổ tử cung?
Như tất cả các loại tiêm chủng khác, tiêm chủng HPV không thể bảo vệ 100%.
Tiêm vắc xin HPV không thay thế cho thói quen tầm soát ung thư cổ tử cung, và những người được tiêm phòng vẫn nên thực hiện Pap smear ba năm một lần.
Khoảng 30% các trường hợp ung thư cổ tử cung là do loại HPV mà thuốc chủng không bảo vệ chống lại. Nói cách khác, các loại vắc-xin chủng ngừa HPV không bảo vệ chống lại tất cả các loại HPV.
Thực hiện Pap smear thường xuyên vẫn là cách bảo vệ tốt nhất chống lại ung thư cổ tử cung.
Bệnh viện Thu Cúc hiện không thực hiện dịch vụ tiêm vắc xin phòng ngừa HPV – virus gây ung thư cổ tử cung. Để tiêm phòng ung thư cổ tử cung, bạn có thể tới các bệnh viện phụ sản hoặc các trung tâm Y tế dự phòng.